Công ty XKLĐ Sona: Bài 1 - Người lao động kêu cứu vì bị ăn chặn tiền lương ở nước ngoài

Tin tức - Ngày đăng : 10:31, 22/03/2019

Báo Người Hà Nội nhận được đơn thư của người lao động tố cáo đến Công ty Cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (Công ty XKLĐ Sona) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa người đi nước ngoài làm việc không đúng hợp đồng dẫn đến việc người lao động bị về nước trước hạn hạn.

Vụ “tố” lừa đảo XKLĐ kinh hoàng hàng triệu USD: Bài 3 - Đã bắt được đối tượng báo Người Hà Nội phản ánh

Công ty XKLĐ Sona: Bài 1 - Người lao động kêu cứu vì bị
Các lao động đến tòa soạn báo Người Hà Nội tố cáo mình và hàng loạt lao động được Công ty Cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (gọi tắt là Công ty XKLĐ Sona) đưa đi làm việc ở Kuwait không đúng hợp đồng đã bị về nước trước hạn.

Cụ thể, ngày 16/01/2019, báo Người Hà Nội nhận được đơn tố cáo của công dân Trần Đình Lực (SN1975), Nguyễn Mậu Anh (SN.1990) cùng trú tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh: Nội dung về việc: Tháng 5/2018, lao động được Công ty Sona ký hợp đồng đưa đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Kuwait thời hạn 24 tháng với số tiền 40 triệu đồng. Tuy nhiên, sang bên Kuwait làm việc thì công việc, thu nhập… không đúng như hứa hẹn của Công ty Sona vì vậy hai lao động phải về nước trước hạn (ngày 04/12/2018). Theo người lao động, khi sang Kuwait làm việc họ bị một doanh nghiệp (Công ty Cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình) chia lại tiền lương, cắt tiền ăn, chế độ, bắt ký lại bảng lương... Tại sao lại có sự xuất hiện của Công ty Hòa Bình là doanh nghiệp thứ 03 giữa Công ty Sonacông ty chủ sử dụng lao động, Công ty Hòa Bình đóng vai gì trong sự việc…  

Theo phản ánh của lao động Trần Đình Lực: Tôi đi xuất khẩu lao động nước ngoài ở Kuwait do Công ty Sona đưa đi, hợp đồng làm việc 2 năm và nộp số tiền 40 triệu đồng. Nhưng chúng tôi phải về nước trước thời hạn vì lý do Công ty Sona làm không đúng như hợp đồng đã ký.


Lý do là công nhân ứng tiền cho công ty, bắt công nhân ký lại bảng lương thấp hơn so với hợp đồng, không có lương cơ bản ngày đầu mới sang và cắt tiền ăn của công nhân. Các chế độ của công ty không rõ ràng như: không có Tem Xít cho công nhân trong 3 tháng đầu tiên và trả chậm lương cho chúng tôi.


Cuối cùng, không có cán bộ đứng ra giải quyết cho chúng tôi và tôi cùng với hơn 20 người khác phải về nước trước hợp đồng. Chúng tôi muốn ở lại làm việc nhưng không được, công ty bắt chúng tôi về nước gây ra thiệt hại kinh tế cho chúng tôi và gia đình. 

Còn lao động Nguyễn Mậu Anh cho biết, chúng tôi sang bên đó làm việc cho công ty sử dụng lao động là Công ty UGCC nhưng không biết vì lý do gì mà Công ty Hòa Bình lại xuất hiện ở giữa trả lương. Công ty Hòa Bình không có người quản lý và thường xuyên chậm lương của công nhân, dẫn đến xảy ra những cuộc đình công nhưng lại không có người Công ty đứng ra giải quyết.

Vào các kỳ lĩnh lương từ Công ty UGCC thì Công ty Hòa Bình thu lại. Sau khi bị trừ các khoản tiền ăn... Công ty Hòa Bình mới phát lại lương cho công nhân.
Công ty Sona đã cho người đại diện sang để giải quyết nhưng không ổn. Cuối cùng hơn 100 công nhân làm việc ở nước ngoài đã đình công và đi tới Công an nước sở tại trình báo. Công ty Hòa Bình đã bỏ trốn và bỏ lại chúng tôi không có tiền ăn cũng như không có người đại diện. Chúng tôi nhiều lần gọi điện báo về công ty Sona nhưng vẫn không có phản hồi nên chúng tôi bị Công ty UGCC cho thôi việc vì không có người đại diện là Công ty Hòa Bình. 
Người lao động kêu cứu khi đi xuất khẩu lao động qua Công ty Sona

Người lao động kêu cứu khi đi xuất khẩu lao động qua Công ty Sona



Người lao động kêu cứu khi đi xuất khẩu lao động qua Công ty Sona
Người lao động kêu cứu khi đi xuất khẩu lao động qua Công ty Sona
Người lao động kêu cứu khi đi xuất khẩu lao động qua Công ty Sona
Người lao động kêu cứu khi đi xuất khẩu lao động qua Công ty Sona
Người lao động cho biết: Ở trong nước người lao động ký hợp đồng với Công ty XKLĐ Sona để đi sang nước ngoài làm việc cho Công ty UGCC. Nhưng khi sang Kuwait làm việc thì họ lại bị một công ty thứ ba đứng ra chia lại tiền lương...
Công ty XKLĐ Sona: Bài 1 - Người lao động kêu cứu vì bị
Bữa cơm thiếu thốn của người lao động (ảnh do lao động Trần Đình Lực cung cấp)

Xuất khẩu lao động là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính nhân văn cao cả, vậy mà Công ty Sona là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động Thương binh xã hội lại để xảy ra việc người lao động gửi đơn kêu cứu kéo dài. Báo Người Hà Nội xin chuyển nội dung công dân phản ánh đến các cơ quan, xem xét giải quyết theo thẩm quyền và đề nghị Quý cơ quan trả lời Báo bằng văn bản để Báo có căn cứ trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật. Báo Người Hà Nội yêu cầu Công ty Sona hợp tác cung cấp thông tin hai chiều gồm những hồ sơ liên kết liên quan đến mối liên hệ (03 bên) giữa Công ty Sona, Công ty chủ sử dụng lao động và Công ty Hòa Bình,...

Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599

Công ty XKLĐ Sona: Bài 2 - Cục quản lý Lao động ngoài nước vào cuộc vấn đề báo Người Hà Nội nêu

Nhân Thịnh