Công nhân xa quê và nỗi niềm những ngày cuối năm

LĐTĐ| 07/01/2022 15:50

Nếu như mọi năm, Tết Nguyên đán là dịp những công nhân lao động xa quê đều mong chờ để trở về nhà đoàn viên cùng gia đình sau một năm làm việc xa nhà thì năm nay, bầu không khí đón Tết dường như rất khác.

Trò chuyện cùng những công nhân lao động hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô, mặc dù Tết đang cận kề nhưng họ chưa nghĩ nhiều đến chuyện về quê đón Tết, trong họ vẫn canh cánh nỗi lo về công việc, thu nhập...

Với họ, tháng cuối năm mọi thứ trở nên bộn bề, nhiều lo toan hơn. Suốt hơn một năm qua, dịch Covid-19 khiến đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn, không ít người đã phải bỏ việc về quê sinh sống. Vài tháng trở lại đây, nhiều nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp rơi vào cảnh đìu hiu vì không có công nhân thuê.

Công nhân xa quê và nỗi niềm những ngày cuối năm
Rời quê lên Thủ đô làm việc hầu hết các công nhân lao động thuê những phòng trọ nhỏ để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Những công nhân còn ở lại Thủ đô, những ngày cuối năm họ tranh thủ nhận tăng ca hoặc tìm những công việc làm thêm khác như chạy xe ôm, nhận làm đồ trang trí Tết… để kiếm thêm thu nhập.

Chị Nguyễn Thị Sung (công nhân khu công nghiệp Phú Nghĩa) cho biết, chị vào công ty làm việc được gần 3 năm. Cuộc sống xa nhà, chị phải chi tiêu tằn tiện để tích cóp tiền gửi về quê cho gia đình. Năm vừa qua ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thời gian chị phải nghỉ làm không lương, thu nhập giảm đi rất nhiều trong khi chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, tiền điện, nước, ăn học của các con ngày càng nhiều khiến cuộc sống của gia đình chị thêm bội phần khó khăn.

Mấy tháng qua, bước vào giai đoạn bình thường mới, thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Công ty chị Sung làm việc đã khôi phục sản xuất và cho người lao động đi làm lại. Gần Tết đơn hàng của Công ty nhiều hơn, chị và các đồng nghiệp tăng ca để kịp hoàn thành các đơn hàng, kiếm thêm thu nhập.

Khi nhắc đến Tết, chị Sung thoáng nỗi buồn. Chị bộc bạch: “Dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp, số ca bệnh đang tăng nhanh nên chưa nói trước được điều gì. Tết này tôi chỉ mong cả gia đình mạnh khỏe, bình an là vui lắm rồi. Mọi năm tầm này là háo hức, đếm từng ngày để trở về quê đón Tết bên người thân nhưng năm nay tôi chưa biết Tết này sẽ ra sao. Kinh tế không dư dả, tôi sẽ cắt giảm nhiều khoản chi tiêu trong dịp Tết sắp tới”.

Cùng tâm trạng, anh Trần Khả Thư (quê Thiệu Sơn, Thanh Hóa) cũng canh cánh trong lòng những nỗi lo kinh tế, nhất là khi Tết đang cận kề. 13 năm làm công nhân ở Thủ đô, mỗi năm anh đều dành dụm tiền gửi về biếu bố mẹ ở quê. Năm nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những tháng cuối năm, anh Thư tập trung, cố gắng tranh thủ làm thêm để có khoản tiền dư dả hơn gửi về cho bố mẹ sắm sửa đồ dùng trong gia đình.

Nhắc đến chuyện về quê đón Tết, anh Thư chia sẻ: “Đợt dịch vừa qua, thực hiện giãn cách xã hội, tôi nghỉ làm, do đó mọi khoản tiết kiệm cũng đã tiêu hết, cuối năm tôi đăng ký làm tăng ca để có thêm thu nhập. Năm nay Công ty khó khăn, lương, thưởng Tết dự kiến cũng sẽ ít hơn các năm trước, Tết đến nhiều chi phí phát sinh, dịch bệnh còn khó lường nên tôi chưa đặt vé xe về quê. Nếu không về quê đón Tết cùng người thân, ở lại tôi sẽ tìm việc làm thêm trong mấy ngày để tăng thu nhập”.

Tương tự, ảnh hưởng của dịch bệnh gia đình chị Nguyễn Như Trang (công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam) càng thêm khó khăn. Suốt nửa năm qua chồng chị phải nghỉ việc, gia đình 4 người, các con đang tuổi ăn tuổi học khiến chi phí sinh hoạt phải xoay xở đủ bề.

“Nguồn thu của 2 vợ chồng hụt đi nhiều, bây giờ tôi vẫn chưa dám nghĩ đến các khoản chi tiêu Tết. Kinh tế khó khăn cùng với dịch bệnh vẫn còn phức tạp, công nhân chúng tôi chẳng ai còn tâm trí nghĩ đến Tết, chỉ mong bình yên là tốt lắm rồi. Tôi cũng rất mong mỏi, Tết này Công ty và công đoàn các cấp sẽ có chính sách hỗ trợ, thưởng Tết cho công nhân. Với tình hình khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh thì tôi cũng không kỳ vọng nhiều”, chị Trang tâm sự...

Tết Nguyên đán đang tới rất gần, nỗi niềm của chị Sung, chị Trang, anh Thư cũng là nỗi niềm chung của hàng trăm, hàng nghìn công nhân lao động khác. Mong rằng dịch bệnh sớm được kiểm soát để những người lao động ổn định với công việc, thu nhập được tăng hơn giúp họ vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Công nhân xa quê và nỗi niềm những ngày cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO