Sự kiện & Bình luận

Công nghệ số và thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế

Lâm Khải 09:31 19/03/2025

Theo Báo cáo Kinh tế số 2024 (Digital Economy Report 2024) do Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tổng hợp dữ liệu từ hơn 200 quốc gia cho biết, khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật số vào quy trình kinh doanh, tăng 15% so với năm 2022. Đây là đòn bẩy nâng tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu năm 2024 ước đạt 6,3 nghìn tỷ USD, tăng 17% so với năm 2023.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu

dnc.jpg
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Công nghệ số đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột ở mỗi quốc gia, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các doanh nghiệp, số hóa hoạt động sản xuất – kinh doanh là một trong những ưu tiên hàng đầu để bắt nhịp xu thế toàn cầu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong lĩnh vực bán lẻ, các đơn vị kinh doanh đã ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, nổi bật là việc đa dạng hóa phương thức thanh toán như quét mã QR, ví điện tử, app chi tiêu – tích điểm, v.v.

Ở lĩnh vực y tế, từ thời điểm đại dịch covid-19, công nghệ số đã thể hiện tầm quan trọng trong việc chẩn đoán – khám bệnh từ xa, xóa bỏ nút thắt giao tiếp vật lý và khó khăn di chuyển. Đến nay, những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật số là yếu tố then chốt cho sự phát triển của ngành y với hàng loạt hạng mục như: Hồ sơ bệnh án điện tử, Cổng thông tin tiêm chủng, Bảo hiểm y tế và thanh toán trực tuyến, v.v.

Chuyển đổi số góp phần thay đổi diện mạo ngành F&B. Từ khâu cung ứng nguyên liệu, các đơn vị sản xuất đã dán mã QR để khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc; kho bảo quản được quản lý, vận hành bởi ứng dụng chuyên biệt, tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian, tài chính; ngay cả khâu chế biến cũng được thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giảm bớt thời gian điều chế - sản xuất, hạn chế việc nếm thử đồ ăn.

Các lĩnh vực khác như Ngân hàng, Giải trí, Bảo hiểm, Hàng không… cũng không nằm ngoài xu hướng. Minh chứng là hàng loạt doanh nghiệp đã kết hợp với nhà cung cấp giải pháp công nghệ để số hóa tiện ích - dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chuyển hướng đẩy mạnh bán hàng thông qua các nền tảng số như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, đánh dấu sự bùng nổ mua sắm trực tuyến.

Cơ hội của ngành công nghệ số và thương mại điện tử

Để tận dụng tối đa cơ hội từ kinh tế số, các quốc gia cần xây dựng chiến lược quốc gia về kinh tế số, đồng thời triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng số cho lực lượng lao động, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống.

Đức là một trong những nước tiên phong chuyển đổi số, ứng dụng sản xuất công nghệ cao. Chiến lược chuyển đổi số tại Đức tập trung hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp, xây dựng mạng lưới các trung tâm số hoá (Digital Hubs), mỗi Hub tập trung vào một hoặc vài lĩnh vực công nghệ cụ thể, như FinTech, Health Tech, Al, Smart City, Logistics, v.v. giúp tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mạnh mẽ.

cds-.jpg
Cơ hội của ngành công nghệ số và thương mại điện tử.

Tại Châu Á, Hàn Quốc nằm trong top dẫn đầu chuyển đổi số khi đẩy mạnh phát triển nhà máy thông minh, ứng dụng công nghệ sản xuất thông minh. Quốc gia này đạt được các chỉ số xếp hạng cao như World Digital Competitiveness đứng thứ 6, ICT Development Index đứng thứ 2 và Global Innovation Index đứng thứ 10.

Còn riêng Việt Nam, các doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số, đưa tỷ trọng kinh tế số năm 2024 ước đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á. Thương mại điện tử bán lẻ đạt doanh thu 25 tỷ USD, tăng khoảng 20%. Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm tăng hơn 50%, dẫn đầu Đông Nam Á.

Như vậy, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà thực sự trở thành mảnh đất màu mỡ để các công ty công nghệ khai thác, cung cấp giải pháp cho từng doanh nghiệp có nhu cầu. Để làm được điều này, các công ty công nghệ cần chứng minh năng lực thông qua hoạt động triển lãm – quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đây cũng là cơ hội tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng.

VIETNAM EXPO 2025 – Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

cds1.jpg
Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33.

Sự kiện xúc tiến thương mại thường niên uy tín – Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (VIETNAM EXPO 2025) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 4 năm 2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đây là hội chợ thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam từ năm 1991 do Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại chỉ đạo và Công ty VINEXAD tổ chức.

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 dự kiến quy tụ khoảng 500 doanh nghiệp trưng bày tại 550 gian hàng. Với vai trò là một ngày hội lớn của ngành công thương, các ngành hàng trưng bày chính tại VIETNAM EXPO 2025 bao gồm: Khu gian hàng quốc tế; Khu gian hàng Xúc tiến Xuất khẩu & Đầu tư Việt Nam; Khu Điện tử, Máy móc và Công nghiệp hỗ trợ; Khu Công nghệ Số & Thương mại điện tử; và Khu Nông sản, Thực phẩm & Đồ uống.

Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là chìa khóa vàng, là yếu tố sống còn cho sự phát triển. “Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” sẽ tiếp tục là chủ đề chính của VIETNAM EXPO 2025 với kỳ vọng mang đến một làn gió công nghệ mới thổi vào một hoạt động xúc tiến thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế không chỉ “bắt tay” hợp tác từ những cơ hội truyền thống mà còn tận dụng và khai thác tối ưu các nền tảng, các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng và tạo dựng nên các cơ hội giá trị hơn.

Đặc biệt, Khu Công nghệ Số & Thương mại điện tử giới thiệu các nền tảng, giải pháp số hóa và thương mại điện tử tối ưu phục vụ cho các ngành công nghiệp với sự góp mặt của các tên tuổi lớn như: Odoo HK, ZOHO (Singapore), STS, Diginet (Việt Nam), Amazon, v.v. Không chỉ tạo sức hút từ sự đa dạng ngành hàng trưng bày và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia, VIETNAM EXPO 2025 sẽ triển khai các hoạt động kết nối cung – cầu, hội thảo chuyên ngành về chuyển đổi xanh và trí tuệ nhân tạo với chủ đề dự kiến như “Chuyển đổi Xanh trong sản xuất hàng hóa thúc đẩy Xuất khẩu sang liên minh Châu Âu (EU)” phối hợp tổ chức cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hay “Phát triển chuỗi cung ứng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xuất khẩu xuyên biên giới” phối hợp cùng LITA Network.

VIETNAM EXPO 2025 là một cơ hội không thể bỏ qua cho các doanh nghiệp mong muốn vươn ra thị trường quốc tế và mở rộng các mối quan hệ thương mại. Tham gia sự kiện này không chỉ là cơ hội giao thương, mà còn là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (VIETNAM EXPO 2025) sẽ chính thức mở cửa từ 9h00 – 17h00 ngày 02 đến ngày 05/04/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E), 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện dự kiến đón tiếp trên 20,000 lượt khách đến tham quan và làm việc trong 04 ngày triển lãm. Lịch hoạt động và thông tin chi tiết sẽ đươc đăng tải trên website: https://vietnamexpo.com.vn/ và fanpage Vietnam Expo in Hanoi.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thúc đẩy đổi mới và chuyển dịch công nghiệp ô tô, xe máy tại Việt Nam
    Ngày 12/6, Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 đã khai mạc, mở ra nhiều cơ hội giao thương mới.
  • Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
    Sáng 12/6, tại chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua “Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025”. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 12/6 và đây là quyết định mang tính lịch sử nhằm thể chế chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng bộ máy, xây dựng hệ thế thống chính trị tinh – gọn - mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả.
  • 4 giải pháp trọng tâm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo “Kết luận Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06” (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo Chính phủ). Trong đó, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 trong thời gian tới.
  • Lãnh đạo UBND cấp xã mới: Ưu tiên bố trí cán bộ có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm
    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký công văn gửi các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn sắp xếp, bố trí lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới.
  • Phát huy vai trò nữ nhà báo trong sự nghiệp Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 11/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
  • Đổi mới tư duy nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận
    Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy cấp trên, Đảng bộ Cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã vượt qua những khó khăn thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành khối lượng công việc lớn, có nhiều việc mới và khó, chưa có tiền lệ với chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cán bộ, đảng viên, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Công tác tuyên giáo và dân vận đã phát huy vai trò tiên phong “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”, góp phần củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên, quần chúng trong toàn Đảng bộ cũng như sự đồng thuận trong nhân dân, triển khai thực hiện thành công nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Công nghệ số và thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO