- Đại diện Cục quản lý lao động ngoài nước tư vấn:
Đối với thị trường Nhật Bản, bạn có thể đi sang Nhật làm việc thông qua các công ty phái cử Việt Nam được cấp phép. Hiện tại có hơn 200 doanh nghiệp doanh được Bộ Lao động-thương binh và xã hội được cấp phép đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc theo diện thực tập kỹ năng với các ngành nghề như: xây dựng, hàn, công nhân nhà máy, ngành nông nghiệp và thủy sản…
Thông tin về danh sách các doanh nghiệp được cấp phép và các hợp đồng đã được thẩm định bạn có thể truy cập và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước (http:/dolab.gov.vn), hoặc trực tiếp gọi điện cho các công ty trong danh sách đã được đăng tải trên trang thông tin điển tử của cục để được tư vấn.
Về điều kiện được sang Nhật làm việc, phía Nhật Bản quy định ứng viên phải cao 1,65m trở lên đối với nam và 1,55m trở lên đối với nữ, độ tuổi từ 18-35.
Về chi phí đi Nhật, Bộ Lao động - thương binh và xã hội có văn bản quy định chi phí đi lao động Nhật Bản như sau:
+ Các khoản chi phí theo quy định với mức không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 03 năm; không quá 1.200 USD/người/hợp đồng 01 năm.
+ Không quá 5.900.000 đồng/khóa tiếng Nhật tương ứng với thời lượng khoảng 520 tiết/khóa học.
Đối với thị trường Singapore, hiện chính phủ Singapore chưa cấp visa cho lao động phổ thông Việt Nam. Singapore chủ yếu chỉ nhận lao động kỹ thuật cao trong các ngành nghề như dịch vụ, thuyền viên, khách sạn, nhà hàng, bán hàng, kho vận…
Hiện nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ thẩm định hợp đồng và chấp thuận cho 9 công ty là Hoàng Phát Contrain, Isalco; Pitsco; Sao Phương Đông; Thanh Hà Tmas; ViNic; Sonlaco; Saigon Value đưa lao động thuyền viên tàu du lịch và thuyền viên tàu biển, riêng công ty Virasimex được phép đưa lao động phục vụ tại khách sạn, nhà hàng sang làm việc tại Singapore.
Nếu bạn có nguyện vọng đi làm việc tại Singapore, bạn chỉ đăng ký đi tại các doanh nghiệp có giấy phép của bộ và có đăng ký hợp đồng đi Singapore đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận.
Hiện tại đối với cả hai thị trường Nhật Bản và Singapore đều không có công việc cho ngành thú y.