Chuyến đi thực tế ở xứ Tuyên

Tuyết Minh| 28/12/2019 10:59

Là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Tuyên Quang cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150km; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng; phía Nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phía Đông giáp Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Tây giáp Yên Bái. Nơi đây có hơn 20 dân tộc: Tày, Dao, H’Mông, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Pà Thẻn, Kinh… cùng chung sống do vậy bản sắc văn hóa ở Tuyên Quang rất đa dạng, phong phú.

Chuyến đi thực tế ở xứ Tuyên
Nhà của Pao (Hà Giang). Ảnh: Tuyết Minh
Là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Tuyên Quang cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150km; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng; phía Nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phía Đông giáp Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Tây giáp Yên Bái. Nơi đây có hơn 20 dân tộc: Tày, Dao, H’Mông, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Pà Thẻn, Kinh… cùng chung sống do vậy bản sắc văn hóa ở Tuyên Quang rất đa dạng, phong phú.     

Tuyên Quang được xem như một bảo tàng cách mạng của cả nước có hơn 500 di tích lịch sử, văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên… như: Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào; Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Bình; Khu Di tích ATK Kim Quan; Khu Di tích Lịch sử cách mạng Lào ở thôn Làng Ngòi – Đá Bàn; Công trình Hồ thủy điện Tuyên Quang; Khu Bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Cham Chu thuộc huyện Hàm Yên; Khu Du lịch Suối khoáng nóng Mỹ Lâm.

Không chỉ có thế, Tuyên Quang còn lưu giữ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đặc sắc, độc đáo cùng những truyền thuyết, những làn điệu dân ca đằm thắm với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, lễ hội tâm linh độc đáo như: Lễ hội đường phố Thành Tuyên; Lễ hội Đua thuyền; Nghi lễ Then và Lễ hội lồng tồng của người Tày; Lễ cấp sắc, hát Páo dung của dân tộc Dao; Lễ hội rước Mẫu đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La, đền Thác Cái; Lễ hội chùa Hương Nghiêm hay còn gọi Lễ hội chùa Hang; Lễ hội Động Tiên – Chợ quê; Lễ hội đình Thác Cấm, đình Giếng Tanh, đình Minh Cầm; Lễ hội đền Bắc Mục, đền Minh Lương, Đầm Mây; Lễ hội chọi trâu…; Những làn điệu Then, Sli, Lượn của đồng bào Tày, Nùng; các danh thắng như đình làng Giếng Tanh, chùa Phổ Linh, đình Hồng Thái, đình Tân Trào, lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, thác Bản Ba, thác Lăn… Ngoài ra, Tuyên Quang còn nổi tiếng với những đặc sản như cam sành ở Phù Lưu; mật ong Cao Đường ở Yên Thuận; vịt, gạo Minh Hương, huyện Hàm Yên; xôi ngũ sắc, mắm cá ruộng, rượu nếp cái hoa vàng, bánh gai ở Chiêm Hóa…

Tất cả những điều đó đã thu hút không chỉ du khách trong nước và quốc tế mà còn là điểm đến lý tưởng của các tay máy trong và ngoài nước. Tháng 11/2019, Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội họp bàn và tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác ảnh tại hai huyện Na Hang – Bình Lâm, tỉnh Tuyên Quang và Phố Cáo – Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Sáng sớm ngày 29/11, đoàn Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội gồm 20 nghệ sĩ do NSNA Huỳnh Mai, Ủy viên BCH Hội NANT Hà Nội làm Trưởng đoàn khởi hành từ Hà Nội đi Tuyên Quang. 

Xe bon nhanh trên đường đưa chúng tôi tới Na Hang sau hơn 6 giờ đồng hồ. Na Hang, một vùng đất cổ, cách Tuyên Quang khoảng 110 km và cách Hà Nội hơn 250km về phía Bắc. Vẻ đẹp nên thơ, sông nước mênh mông, núi non trùng điệp hữu tình của Na Hang có sức cuốn hút kỳ lạ bởi hai dòng sông Gâm và sông Năng trong xanh, hiền hòa cùng dãy núi Pác Tạ hùng vĩ với 99 ngọn núi nhấp nhô trùng điệp được ví là “Hạ Long cạn giữa đại ngàn”. Nổi bật nhất là hòn “Cọc Vài Phạ” nằm giữa hồ phía thượng nguồn thuộc địa phận huyện Lâm Bình. Theo tiếng Tày “Cọc Vài Phạ” có nghĩa là Cọc buộc Trâu trời linh thiêng gắn với truyền thuyết về chàng Tài Ngao cường tráng, ly kỳ của vùng núi rừng nơi đây.  

Đoàn chúng tôi xuống thuyền, dọc theo bờ sông, đắm mình vào thiên nhiên hoang sơ, lung linh, huyền ảo; hít thở không khí trong lành, mát mẻ, khoan khoái sau một chặng đường dài. Thật thú vị khi được thưởng thức bữa trưa trên thuyền với nhiều đặc sản của vùng núi rừng này, được nếm vị cay, nồng, đậm men say của rượu ngô Na Hang… Rời thuyền, xe đưa chúng tôi tới Lâm Bình – một huyện mới được thành lập của tỉnh Tuyên Quang, tới xã Hồng Quang - nơi duy nhất còn duy trì lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn. Chúng tôi được chiêm ngưỡng sự kỳ bí của thầy mo làm lễ và tiếp đến là các chàng trai Pà Thẻn nhảy lửa với đôi chân trần mà không hề bị bỏng. Rời Hồng Quang, đến Thượng Lâm đã hơn 20h00, cả đoàn được trải nghiệm homestay nhà sàn của đồng bào dân tộc nơi đây, thưởng thức bữa tối với những món ăn dân dã, lạ miệng của núi rừng. 

Chuyến đi thực tế ở xứ Tuyên
Các nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm trong chuyến đi

Sáng sớm hôm sau (30/11), chúng tôi lại lên thuyền ngược dòng sông Gâm hiền hòa, thơ mộng. Cả đoàn vừa đi vừa ngắm cảnh, mất khoảng 4 giờ đồng hồ tới huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Khoảng 12h00, xe đón chúng tôi để đi đến Thị trấn Yên Minh, cách thành phố Hà Giang gần 100km về phía Đông Bắc. Từ Bắc Mê tới thị trấn Yên Minh chúng tôi phải trải qua cung đường Minh Ngọc - Du Già - Mậu Duệ hiểm trở, vất vả với những ổ gà, ổ voi. 

Tiếp tục hành trình đến với Hà Giang, ngày thứ ba của chuyến đi, chúng tôi đến là Phố Cáo, huyện Đồng Văn. Phố Cáo quen thuộc với những ngôi nhà trình tường lợp ngói âm dương ấm áp vào mùa đông và mùa hè lại rất mát mẻ của người Mông. Tới nơi, chúng tôi tản ra, mỗi người mỗi ngả để ghi lại trong ống kính của mình những cảnh sinh hoạt của bà con vùng cao này. Sau hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi lại tiếp tục lên đường tới một trong những bối cảnh của bộ phim nổi tiếng “Chuyện của Pao” ở làng văn hóa Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn. Ở đây có gần 40 hộ sinh sống gồm các dân tộc Mông, Hán, Lô Lô. Một trong những ngôi nhà đặc biệt nơi đây là nhà của Pao cũng chính là ngôi nhà 2 tầng với 3 dãy hình chữ U tạo cảm giác ấm cúng, yên bình đã trên dưới 100 năm của ông Mua Súa Páo, người H’Mông thuộc tầng lớp giàu có ở vùng này. 

Rời Đồng Văn, chúng tôi tới nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang gần 20km. Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của hơn 1.700 liệt sĩ thuộc 32 tỉnh thành từ Bình Trị Thiên trở ra đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc năm 1979 - 1989. Đoàn chúng tôi dâng hương, bày tỏ lòng thành kính tri ân các liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Sự hy sinh lớn lao của các anh đã được ghi vào trang sử vàng của dân tộc Việt Nam và đời đời nhớ ơn các anh. 

Trở về Hà Nội, những kỷ niệm, vẻ đẹp lạ lùng, non nước hữu tình, thơ mộng đầy quyến rũ của vùng đất xứ Tuyên vẫn còn in đậm trong tâm trí các nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội và tôi. Những hình ảnh ấy đã góp phần làm cho chuyến đi thực tế sáng tác của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội lần này thật đáng nhớ.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chuyến đi thực tế ở xứ Tuyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO