Văn hóa - Xã hội

Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo

Thu Trang 22:25 21/05/2024

Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.

hb6.jpeg
Họp báo giới thiệu “Chương trình Vu lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024”.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức chương trình cho biết: Đây là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và đại lễ Vu lan Phật lịch 2568-năm 2024, hướng tới chào mừng sự kiện Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak) năm 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức.

Năm thứ 10 Ban Thông tin Truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức chương trình này vào mỗi mùa “Vu Lan báo hiếu.” Chương trình sẽ bao gồm các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, mang âm hưởng văn hóa ba miền do đạo diễn Điệp Văn dàn dựng.

“Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ chung của toàn dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp ‘Uống nước nhớ nguồn,’ ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,’ nhắc nhở mỗi con người về giá trị đạo đức cao đẹp, về lòng hiếu thảo, về tinh thần tri ân, báo ân. ‘Vu Lan báo hiếu’ không chỉ là trách nhiệm của mỗi người con mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay góp sức để xây dựng một xã hội hiếu thảo, nơi mà mỗi người con đều biết yêu thương, trân trọng và báo đáp công ơn cha mẹ,” Hòa thượng Thích Gia Quang nói.

Năm nay Ban tổ chức tập trung vào việc đổi mới kết cấu của chương trình giao lưu nghệ thuật, gắn kết chuỗi hoạt động an sinh xã hội với hành trình hướng về Điện Biên Phủ nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chương trình nghệ thuật được xây dựng một cách tỉ mỉ từ nội dung đến việc thiết kế dàn dựng, nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo."

Trước khi Chương trình đêm giao lưu nghệ thuật diễn ra, Ban tổ chức sẽ tổ chức một chuyến hành hương “Theo dấu chân chiến sỹ Điện Biên năm xưa”, viếng nghĩa trang quốc gia A1, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã nằm lại chiến trường Điện Biên trong những năm kháng chiến chống Pháp khốc liệt và trao quà từ thiện cho gia đình chính sách, khó khăn tại địa phương.

Ban tổ chức chương trình dự kiến sẽ trao tặng nhà ăn cho trẻ em mầm non tại vùng khó khăn của tỉnh Điện Biên, trao quà và sổ tiết kiệm cho một số cựu chiến binh Điện Biên... vào trung tuần tháng 7-2024. Thông qua việc vận động các doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm ở mọi miền đất nước, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa, tạo ra sự ghi nhớ và thực hành đạo hiếu, chung tay chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ những người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình đêm giao lưu nghệ thuật, Ban tổ chức sẽ dành một phần kinh phí tặng quà và sổ tiết kiệm cho một số thân nhân gia đình liệt sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người già neo đơn không nơi nương tựa và các mảnh đời gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống./.

Bài liên quan
  • Tái hiện Lễ Vu lan báo hiếu dân tộc Khmer trong lòng Hà Nội
    Lễ Sene Đôn Ta của đồng bào Khmer được xem như Lễ Vu lan báo hiếu của người Kinh, sẽ được tái hiện và giới thiệu tới người dân Thủ đô và du khách tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO