Chuyển động Hà Nội

Chương trình 06-CTr/TU đã có tác động sâu sắc toàn diện tới nhiều lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô

Huyền Anh 31/03/2025 20:00

Hội nghị tổng kết Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06-CTr/TU) đã kết thúc thành công tốt đẹp vào ngày 28/3/2025 vừa qua. Nhiều ý kiến tham luận tại Hội nghị đã cho thấy những tác động sâu sắc của Chương trình 06-CTr/TU đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn Thủ đô nói chung và trong việc phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh thời đại mới nói riêng.

Tác động tích cực đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng cho biết, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Huyện ủy Đan Phượng đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu thuộc 7 nhóm nội dung chuyên đề theo chương trình để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện cơ bản hoàn thành 17 chỉ tiêu, nhiệm vụ được Thành phố giao.

Theo ý kiến tham luận của bà Đào Thị Hồng, trong tổng thể văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chiếm vị trí quan trọng, tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống của người dân và cộng đồng dân cư.

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đan Phượng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thông qua định hướng về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa; các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng phát triển văn hóa được đưa vào Nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện từ huyện đến cơ sở.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường. MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã hưởng ứng, tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

dan-phuong.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng tham luận tại Hội nghị

“Có thể nói, những kết quả trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện đã tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giúp người dân có điều kiện nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại diện mạo, không gian sống giàu giá trị văn hóa, văn minh, tiến bộ trong các khu dân cư, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương”, bà Đào Thị Hồng khẳng định.

Thời gian tới, huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa nói chung và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng; xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào Gia đình văn hóa, Thôn, Tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa, khai thác các nguồn lực vật chất cũng như tinh thần trong nhân dân và toàn xã hội vào việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa.

Thúc đẩy các địa phương nỗ lực thực hiện hóa khát vọng “định vị thương hiệu” trên bản đồ văn hóa Thủ đô

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND Quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng chia sẻ: Cùng với định hướng của Thành ủy Hà Nội về việc đưa văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh và đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô, quận Tây Hồ cũng mang một khát vọng lớn lao về việc xây dựng Quận trở thành một trung tâm văn hóa dịch vụ du lịch mới của Thủ đô và phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm với những giá trị, tiềm năng sẵn có của quận. Khát vọng đó từng bước được khơi dậy, truyền cảm hứng và hiện thực hóa bằng những chương trình, hành động cụ thể, mang dấu ấn đặc sắc riêng của quận Tây Hồ.

tay-ho.jpg
Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND Quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng tham luận tại Hội nghị.

Bên cạnh đó, xác định rõ, mỗi địa phương có đặc thù, tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển văn hóa – xã hội, để hiện thực hóa mục tiêu quan trọng “Quyết tâm phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô”, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ đã chủ động triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU nghiêm túc, bài bản. Bổ sung chỉ đạo của Chương trình 06-CTr/TU vào nội dung Chương trình 03 của Quận ủy về “Phát triển toàn diện sự nghiệp văn hóa xã hội; xây dựng phường văn hóa, phường đạt chuẩn văn minh đô thị góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, giai đoạn 2020 - 2025”, ban hành Nghị quyết số 10-NQ/QU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.

Với bề dày truyền thống lịch sử, quận Tây Hồ mang trong mình nhiều giá trị văn hóa không chỉ có di sản vật thể là các công trình di tích với kiến trúc đặc sắc mà còn rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Quận xác định cần phải nâng tầm giá trị di sản và phát huy giá trị của di sản để phát triển văn hóa, thúc đẩy sự quan tâm của người dân với văn hóa.

Với mong muốn di sản tiếp tục được “sống” trong đời sống của cộng đồng dân cư và phát huy giá trị gắn với phát triển văn hóa xã hội địa phương, Quận đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cùng các phường tích cực thực hiện quy trình thủ tục đề xuất ghi danh di sản phi vật thể.

UBND quận Tây Hồ xây dựng và ban hành các Kế hoạch thực hiện Chương trình và Quyết định gắn với 7 mục tiêu cụ thể cho 2 giai đoạn cùng 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, xác định phát triển công nghiệp văn hóa tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch văn hóa; Làng nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Không gian văn hóa sáng tạo; Phát huy giá trị của các di tích - là những lợi thế riêng có của quận Tây Hồ, phù hợp với mục tiêu định hướng tập trung đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

“Bám sát chỉ đạo của Thành ủy, trên cơ sở các Nghị quyết, Kế hoạch, Đề án, Quận Tây Hồ cũng đã phổ biến, quán triệt, truyền tải các nội dung Chương trình 06-CTr/TU tới với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, động viên, làm thay đổi nhận thức, thu hút sự quan tâm, tham gia tích cực của không chỉ cán bộ, đảng viên mà đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn vào các hoạt động góp phần phát triển văn hóa – xã hội của quận và đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương tham luận: “Xác định con người là trung tâm, xây dựng văn hóa học đường, nếp sống thanh lịch, văn minh trong các cơ sở giáo dục là yếu tố nền tảng để thực hiện thành công một trong những nhiệm vụ Chương trình số 06-CTr/TU, đó là nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

cuong.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương tham luận tại Hội nghị

Trong giai đoạn 2021-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực, chủ động tham mưu, ban hành kế hoạch, triển khai thực hiện nhóm đề án, kế hoạch như: Đề án “Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch biên soạn, lồng ghép nội dung giáo dục nét văn hoá Hà Nội trong bộ tài liệu giáo dục địa phương, tiến hành giảng dạy đại trà tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thông Hà Nội”; Kế hoạch triển khai giảng dạy đại trà Tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho cấp học mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch biên soạn nội dung, phương pháp thể hiện các trò chơi dân gian để đưa vào chương trình giáo dục thể chất của học sinh phổ thông…

Trong những năm học vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai rộng rãi, đồng bộ nhiều chương trình, hoạt động giáo dục nhằm xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh; bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng đạo đức và lối sống lành mạnh cho học sinh trên địa bàn Thành phố.

Những kết quả, tác động tích cực trong công tác xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh trong trường học đã góp phần giúp chất lượng giáo dục và đào tạo Thủ đô được giữ vững và có nhiều tiến bộ.

Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, về số lượng học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; nề nếp, kỷ cương được duy trì; học sinh tại các nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, lối sống, ứng xử, giao tiếp, góp phần xây dựng môi trường giáo dục văn minh, lành mạnh, nâng cao tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong học sinh, đồng thời lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 07/01/2025 của UBND Thành phố về xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên của Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO.

“Phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng trường học thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội. Xây dựng trường học văn minh, thanh lịch cũng chính là góp phần phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi lẽ sản phẩm của một nhà trường văn minh, thanh lịch là những con người được giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; biết yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch trong trường học là nền tảng để có một Thủ đô phát triển văn hóa, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình số 06-CTr/TU đã đề ra”, ông Trần Thế Cương chia sẻ.

z6459846505031_6b854132fe37ae2373ec04e458c441ee.jpg
Quang cảnh khu vực sân khấu Hội nghị.

Chương trình 06-CTr/TU là một trong 10 Chương trình công tác lớn của Thành uỷ Hà Nội khoá XVII. Mặc dù còn những khó khăn, hạn chế, tổn tại nhất định cần phải sớm khắc phục; một số nơi tổ chức thực hiện các nội dung hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức…; tuy nhiên, Chương trình 06-CTr/TU được triển khai thực hiện với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận tham gia tích cực của Nhân dân và đã đạt được những kết quả thiết thực, nổi bật góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng năm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình 06-CTr/TU đã có tác động sâu sắc toàn diện tới nhiều lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO