Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Minh Lý 21:43 15/11/2024

Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.

“Ý Đảng – lòng dân”

Thời gian qua, tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” (Chỉ thị 30-CT/TU)

Tại quận Hai Bà Trưng, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị đồng bộ, sâu rộng. Quận đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị từ điểm cầu thành ủy tới điểm cầu quận và 18 điểm cầu phường với tổng số 721 đại biểu tham dự. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo phối hợp với UBND quận hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quận xây dựng và triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn quận với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận, của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, người dân quận Hai Bà Trưng đã nâng cao nhận thức, ý thức và tự giác hành động để xây dựng và phát huy nếp sống thanh lịch, văn minh của người Thủ đô; nhiều nếp sống văn hóa tốt đẹp đã dần được khôi phục và trở thành thói quen giao tiếp hàng ngày.

Theo Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Nguyễn Thị Việt Hà, tại Thủ đô Hà Nội, các đơn vị, địa phương đã cùng đồng lòng, chung tay thực hiện mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Thông điệp về văn hóa ứng xử được lan tỏa mọi lúc, mọi nơi, góp phần đẩy lùi những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Đồng thời, khích lệ những việc làm vì đời sống văn hóa cộng đồng. Đã có hàng trăm cách làm hay, mô hình điểm đã và đang được triển khai, nhân rộng, việc triển khai luôn có sự sáng tạo cho phù hợp với điều kiện, đặc trưng, tính chất địa bàn, dân cư sinh sống.

1.jpg
Việc triển khai các mô hình trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã đem lại chuyển biến tích cực trong đời sống, xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Với quận Tây Hồ, song song việc thực hiện có hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU của Thành uỷ, các nghị quyết, chương trình công tác của Quận uỷ về phát triển công nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, quận Tây Hồ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về các nội dung, nhiệm vụ đã được đề ra tại Chỉ thị số 30-CT/TU. Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU, quận Tây Hồ đề ra những nội dung trọng tâm sẽ tập trung thực hiện gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền; Xây dựng phường văn hóa và phường đạt chuẩn đô thị văn minh, thực hiện có hiệu quả 02 Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn; Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật, TDTT; Phát huy hiệu quả các quy ước và giá trị văn hóa truyền thống tại cơ sở; Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội; Phát động phong trào thi đua gắn với kiểm tra, đánh giá.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Hà Nội cho rằng, việc ban hành Chỉ thị 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” của Thành uỷ Hà Nội đã thể hiện đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, với sự tập trung cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt. Qua đó, để nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Con người ở vị trí trung tâm

Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra yêu cầu Hà Nội cần phải xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, người Hà Nội phải sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc.

Theo Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng, giá trị, sức mạnh con người Hà Nội được minh chứng không chỉ vừa là mục tiêu, vừa là động lực mà còn là sức mạnh nội sinh, “nguồn lực quan trọng quyết định” cho sự phát triển bền vững Thủ đô trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

3.jpg
Triển khai thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thủ đô được các cơ quan, đơn vị và nhân dân hưởng ứng tích cực.

Hà Nội đã xây dựng, triển khai thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố); góp phần hình thành, giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Thủ đô trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thành phố đã không ngừng tổ chức triển khai, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm cho nhiệm vụ phát triển con người bằng nhiều chương trình hành động, kế hoạch, giải pháp. Kết quả đến nay cho thấy, công tác xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch, đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô.

2.jpg
Các em học sinh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng hưởng ứng, tuyên truyền xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Đáng lưu ý, việc đặt con người ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững còn thể hiện ở chủ trương quan tâm đến đầu tư cho giáo dục – thế hệ tương lai của Thủ đô và đất nước; hình thành nếp sống thanh lịch văn minh cho học sinh Thủ đô.

Song song với việc tiếp tục đưa bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội, Chỉ thị số 30-CT/TU đặt ra yêu cầu nghiên cứu đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô theo Chương trình số 06-CTr/TU, nhằm tăng cường xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hình thành ngay trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống… cho thế hệ trẻ Thăng Long – Hà Nội.

0.jpg
Chỉ thị 30-CT/TU nêu rõ quan điểm về việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống... cho thế hệ trẻ Thủ đô; đề cao giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường.

Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Văn hóa - Du lịch, Đại học Thủ đô Hà Nội khẳng định, một chủ trương đúng và được thực hiện một cách nghiêm túc như môn “Hà Nội học” thì sẽ nhận được sự đồng thuận từ học sinh, phụ huynh. Chắc chắn rằng, kiến thức Hà Nội học đến được với các em học sinh ở lứa tuổi đam mê hiểu biết, đang tràn đầy sức sống, sẽ không chỉ có tác động đến nhân cách của các em trong việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Nó còn tạo ra động lực để các em học các môn học khác tốt hơn. Đó cũng là cơ sở để chúng ta kỳ vọng vào thế hệ trẻ của Thủ đô.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là vấn đề quan trọng đối với mục tiêu phát triển văn hóa của Hà Nội, đòi hỏi không chỉ sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đang sinh sống, làm việc tại Thủ đô nhằm chung tay xây dựng Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”./.

Bài liên quan
  • Phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương
    Ngay sau khi Thành ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” (Chỉ thị 30-CT/TU), các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng. Đáng lưu ý, quận Hai Bà Trưng chú trọng đến việc phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn quận, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội
(0) Bình luận
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ TP Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"
  • Góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Chỉ thị 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội
    Thành uỷ Hà Nội yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới; coi đây là một nguồn lực, động lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương
    Ngay sau khi Thành ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” (Chỉ thị 30-CT/TU), các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ quận đến cơ sở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng. Đáng lưu ý, quận Hai Bà Trưng chú trọng đến việc phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống trên địa bàn quận, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội
  • Thành cổ Sơn Tây bừng sáng cùng show diễn thời trang của Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
    Tối 11/11, show diễn thời trang của cuộc thi “Hoa hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024” đã diễn ra tại Thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật. Sự kiện này là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 555 năm danh xưng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và các dịp lễ trọng đại khác của Thủ đô Hà Nội.
  • Lan tỏa nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa
    Sáng 8/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Cứu sống trẻ sơ sinh nguy kịch do bất đồng nhóm máu Rhesus giữa mẹ và con
    Các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế vừa cứu một bệnh nhi sơ sinh trú ở tỉnh Quảng Bình bị vàng da, tan máu hiếm gặp do bất đồng nhóm máu Rhesus giữa mẹ và con.
  • Triển lãm quốc phòng quốc tế ở Hà Nội mở cửa miễn phí cho dân tham quan
    Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai diễn ra vào 19-22/12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Đặc biệt, sẽ có 1,5 ngày mở cửa miễn phí cho người dân không giới hạn độ tuổi.
Đừng bỏ lỡ
Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO