Chùa Thiên Phúc

Hanoimoi| 07/09/2022 10:31

Chùa Thiên Phúc (Thiên Phúc tự) nằm ở số 94 phố Hai Bà Trưng (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chùa còn được biết đến với tên gọi là An Trung hay Tây Cú. Mỗi tên gọi đều gắn với một giai đoạn lịch sử của chùa. An Trung là tên một ngôi làng cổ thời Lê - Nguyễn, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long. Chùa Thiên Phúc ban đầu là chùa của làng nên có tên là An Trung.

Chùa Thiên Phúc

Theo tấm bia “Thiên Phúc tự bi” duy nhất trong chùa, có niên đại Khải Định thứ 7 (1922), chùa Thiên Phúc được khởi dựng vào thời kỳ cuối Lê, đầu Nguyễn. Nội dung của tấm bia cho biết: Bà góa Bùi Thị Bốn (hiệu Diệu Tín) nói rằng, xưa kia, nơi đây là ngôi điện thờ được chồng bà là  Ae-mi-xăng (người Pháp) bỏ tiền tu bổ. Nay bà xuất tiền nhà mở rộng cảnh chùa. Từ đó, người dân gọi nơi đây là chùa Tây Cú. Nhiều người cho rằng cái tên này xuất phát từ việc bà Bùi Thị Bốn có khuôn mặt không được dễ coi hoặc do bà lấy một “ông Tây”.

Chùa Thiên Phúc là nơi thờ Phật và Mẫu. Các hạng mục công trình trong chùa hội tụ những nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống với phong cách nghệ thuật cuối thời Nguyễn. Cổng chùa nằm dọc theo mặt phố Hai Bà Trưng, là một ngũ môn quan đồ sộ với 3 lầu kiểu ba tầng tám mái và 2 ngọn tháp lớn hai bên; trong đó, 3 cửa được xây kiểu cuốn vòm, trên có đắp hình lưỡng long chầu nhật và cuốn thư được ghép bằng những mảnh gốm sứ nhiều màu, trên đề ba chữ Hán: “Thiên Phúc tự”. Trên gác treo chuông, chiêng, trống.

Mặt bằng chùa gồm 3 tòa nhà hai tầng, được bố trí theo hình chữ “môn”. Qua cổng chính là sân gạch với hòn non bộ và các tháp nhỏ dẫn lên tòa tam bảo. Phật đường nằm giữa với tổ đường ở bên tả, bên hữu là điện thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, công chúa Liễu Hạnh cùng động Sơn Trang thờ mẫu Nhạc - người cai quản 36 cửa rừng theo tín ngưỡng dân gian.

Công trình đáng chú ý nhất trong chùa Thiên Phúc là Phật điện được trang hoàng lộng lẫy với bức cửa võng chạm thủng hình lưỡng long chầu nhật, hai bên là cột chạm rồng và Long mã Hà đồ, Thần quy Lạc thư - những hình tượng gắn với thuyết âm dương ngũ hành phổ biến trong kiến trúc cổ. Trên bệ thờ là các pho tượng Phật được xếp thành 4 lớp, kích thước vừa phải, được tạo tác bằng gỗ, đất luyện và được sơn son thếp vàng.

Ngày nay, trong chùa Thiên Phúc vẫn giữ được nhiều cổ vật có giá trị nghệ thuật cao, tiêu biểu là các pho tượng phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian nổi tiếng của thế kỷ XVIII - XIX. Chùa đã được xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1988.

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Thiên Phúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO