Chùa Cót - Ngọc Quán Tự

Hồ Sĩ Tá| 08/06/2018 13:47

Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, tọa lạc tại số nhà 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Chùa Cót - Ngọc Quán Tự
Cổng chùa Cót (Ngọc Quán tự)
Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào nhưng biết rằng chùa được xây vào đời Lê Thần Tông, niên hiệu Dương Hòa (1635 - 1643). Theo tấm văn bia có niên đại Dương Hoà thứ 8 (1642) hiện còn giữ tại chùa có ghi việc mua ruộng cúng hậu và làm lại chùa cũ… Như vậy chùa ít nhất đã tồn tại từ nửa đầu thế kỷ 17.

Tên chữ là Ngọc Quán tự nhưng dân quen gọi là chùa Cót theo tên nôm của thôn Hạ Yên Quyết tức làng Cót, trước kia từng nổi tiếng về nghề làm giấy.

Vào đầu thế kỷ 19, Hạ Yên Quyết thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai. Từ năm Minh Mạng thứ 12 (1831) lại cắt về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Tháng 12/1942 thuộc Đại lý Hoàn Long. Thời kỳ Pháp tạm chiếm, chính quyền kháng chiến của ta gọi tên bí mật là xã Song Yên. Đầu năm 1956 làng Cót thuộc xã Yên Hòa, quận 6, ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961 cắt nửa phố Cầu Giấy về nội thành, còn lại xã Yên Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Cuối thế kỷ 20 xã Yên Hòa trở thành một phường nội thành thuộc quận Cầu Giấy.

Chùa Cót nhìn về hướng Tây Nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch. Kiến trúc chùa hiện nay mang phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn. Sau giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc, chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ cuối thế kỷ 20, chùa bắt đầu được tôn tạo, tu bổ lại gần như toàn bộ các hạng mục, gồm trên trăm gian nhà gỗ làm theo lối cổ. Khuôn viên chùa vẫn còn nhiều cây cổ thụ. Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía Tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ. Cổng ngõ vào chùa ở ngay bên cạnh cổng một ngôi miếu nhỏ mở ra ngã ba phố Hoa Bằng - Yên Hòa về hướng Đông Nam.

Từ ngoài phố bước qua cổng du khách thấy ngay một hồ nhỏ hình tròn dưới các tán lá cây xum xuê. Bên phải hồ tròn là con ngõ khá dài dẫn vào cửa hậu của chùa. Cửa trước chùa ở ngay đầu ngõ nhưng thường đóng. Chùa nhìn về hướng Tây Nam qua một hồ nước hình vuông, hai bên cầu ao có đôi rồng đá, cũng có cổ thụ che mát nhưng phía trước mặt hầu như bị nhà dân vây kín.

Tam quan xây khá to cao, tầng trên có gác chuông; phía sau là một vườn nhỏ, ở giữa có lối đi qua sân con dẫn đến tiền đường. Dọc bên vườn và sân có hai nhà giải vũ ngắn. Đối xứng với hồ tròn ở bên kia sân con là một hồ vuông nữa nằm ở trước ngọn bảo tháp sơn màu đỏ tím và khu vườn lớn xung quanh chân tháp. Như vậy chùa Cót có tới ba hồ nước ở ba mặt.

Tiền đường rộng 7 gian 2 dĩ, xây liền với nhà thiêu hương 5 gian theo kiểu chuôi vồ, hai bên có hai dãy hành lang rất dài chạy dọc sân sau. Giữa sân là tòa phương đình, nơi đặt một tấm bia đá lớn đứng trên lưng rùa. Cuối sân là bậc thềm dẫn lên hai tòa nhà trung đường và hậu cung xếp song song thành hình chữ “Nhị”. Bên phải có Điện Mẫu cũng xây lối chữ “Nhị” với 5 gian 2 dĩ phía trước và hậu cung 3 gian phía sau.

Một số lớn tượng thờ của chùa nay đã được tu bổ và phục chế lại. Tam bảo của chùa Ngọc Quán bao gồm các tượng: Tam thế, A di đà, Di đà niêm hoa, Thích Ca sơ sinh và tòa Cửu long, Hộ pháp, Đức ông, Thánh tăng… Trong điện Mẫu bố trí các khám thờ, tượng Mẫu cùng các tượng tôn ông, quan hoàng, Đức Thánh Trần… Ngoài tượng thờ, chùa Ngọc Quán còn rất nhiều di vật có giá trị khác như: cửa võng, hoành phi, câu đối gỗ, bia đá, khánh đồng, chuông đồng…

Chùa Cót còn là một di tích lịch sử: Năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã. Tháng 12/1972, chùa được chọn làm sở chỉ huy của chiến dịch tiêu diệt pháo đài bay B52, bảo vệ bầu trời Thủ đô. 
Chùa Ngọc Quán được công nhận Di tích lịch sử văn hóa năm 1994. 
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Cót - Ngọc Quán Tự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO