Chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa là gì?

Trí thức Việt Nam| 16/06/2017 18:39

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới…

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
(Ảnh: Trí Thức VN)

Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ Hán (越) cũng có lý giải của riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” (走) (tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” (戊) (tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại Hoa Hạ.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Chữ “Việt” viết theo chữ Hán.

Thế nhưng theo truyền thuyết thời xưa thì người Việt vẫn tự hào là con rồng cháu tiên, vì thế hàm nghĩa của chữ “Việt” chắc chắn không thể đơn giản như thế được. Để hiểu được chữ “Việt” mang ý nghĩa gì thì phải tìm đến chữ “Việt” cổ, chứ không thể qua chữ Hán được.

Chữ của người Việt cổ có lịch sử xa xưa hơn loại chữ viết được gọi là chữ Hán. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết thì thời bấy giờ là dùng chữ Tiểu Triện. Dựa trên cơ sở đó, sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang lập ra nhà Hán vào năm 202 TCN, chữ viết phát triển mạnh từ chữ Lệ thư, rồi Khải thư… Dù là khởi điểm thống nhất chữ viết Trung Hoa, nhưng nhà Tần chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, thế chỗ bởi nhà Hán thịnh trị, nên sau này người Trung Quốc gọi chữ viết của mình là chữ Hán.

Trước chữ Hán, các dân tộc ở vùng đất mà ngày nay là Trung Quốc đều có chữ viết của mình, ví như người Bách Việt (trong đó có bao hàm Lạc Việt và Âu Việt, chính là tổ tiên của người Việt ngày nay) cũng có chữ viết riêng của mình. Chữ của người Việt cổ đến nay vẫn còn được lưu lại trên một số di tích khai quật được, và đặc biệt nhất là từ thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.

Chữ “Việt” cổ tìm được qua khai quật

Các cuộc khai quật tại tỉnh Hà Nam (thuộc Trung Quốc ngày nay) đã phát hiện nhiều di tích đồ đồng từ thời nhà Thương (1600 đến 1046 TCN). Hà Nam chính là đất Ân thời nhà Thương. Trong sử Việt có câu chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân, chính là chỉ nhà Thương vào thời bấy giờ.

Trong đó chữ “Việt” được tìm thấy như sau:

chu-viet-1

Chữ “Việt” cổ này được lưu lại tại website chineseetymology.org. Đây là website của ông Richard Sears, một nhà nghiên cứu chữ viết, người đã bỏ ra 27 năm trời để nghiên cứu cổ ngữ có trước chữ Hán. Ông sưu tầm tỉ mỉ từng chữ và đánh dấu lại bằng mã số.

Chữ “Việt” cổ tìm được trên bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

Năm 1965, khi khai quật khu mộ cổ ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), các nhà khảo cổ học đã tìm được thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn. Thanh bảo kiếm này hoàn toàn không bị hoen gỉ, còn như mới suốt 2.500 năm qua. Không chỉ thanh kiếm còn nguyên vẹn, mà thậm chí từng hoa văn chữ viết trên đó vẫn còn rất rõ ràng.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Bảo kiếm của Câu Tiễn không rỉ sét, còn nguyên vẹn hoa văn và chữ viết. Lưỡi gươm hai mặt vẫn còn sắc bén. (Ảnh qua Pinterest)

Chữ viết được khắc trên thanh bảo kiếm nói trên không phải là chữ Hán, các nhà khảo cổ học xác định đây là loại chữ có trước chữ Hán. Thanh kiếm được khắc 8 chữ là: “Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Kiếm”, có nghĩa là thanh bảo kiếm này là của Việt Vương Câu Tiễn tự chế tác cho bản thân mình dùng. Đặc biệt chữ “Việt” trên thanh bảo kiếm này không có trong chữ Hán.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Các chữ được khắc trên thanh bảo kiếm. (Ảnh qua Wikipedia)

Nước Việt thời Câu Tiễn (trị vì từ năm 496 đến 465 TCN) là của thị tộc người Ư Việt – một trong những thị tộc thuộc nhóm Bách Việt, và cũng là một chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Chữ “Việt”trên kiếm của Việt Vương Câu Tiễn và chữ “Việt” khai quật được tại tỉnh Hà Nam là trùng khớp với nhau.

chu-viet-cau-tienchu-viet-1

Như vậy đây rất có thể là chữ “Việt” cổ mà chúng ta đang tìm kiếm.

Chiết tự chữ “Việt” cổ

Cần chiết tự để hiểu được ý nghĩa bên trong chữ “Việt” cổ này. Nó được hợp thành từ 3 chữ như sau:

chu Viet co-chiet-tu

Ba chữ trên gồm chữ số 1 là “mặt trời”, số 2 là “rồng”, số 3 là một ký hiệu giống như “người chim” ghép thành.

1. Chữ nhật (mặt trời)

Chữ số 1 này giống như chữ nhật (mặt trời) từ niên đại giáp cốt văn và đồ đồng.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Từ trái qua phải: Phần chiết tự trên thanh bảo kiếm; Chữ nhật (mặt trời) niên đại giáp cốt văn; Chữ nhật (mặt trời) niên đại đồ đồng.

2. Chữ long (rồng)

Chữ số 2 rất giống với chữ long (rồng) từ niên đại giáp cốt văn.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?

3. Ký tự “người chim”

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Ký tự “người chim”, ký tự B01747 và hình ảnh người chim trên trống đồng Ngọc Lũ.

Chữ thứ 3 này giống với chữ có ký tự B01747. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đại Việt cho rằng nó giống với hình tượng người mặc trang phục như người chim, tay cầm binh khí đang nhảy múa trong lễ hội trên trống đồng Ngọc Lũ.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?

Phần chiết tự ở trên cho thấy chữ “Việt” cổ do mặt trời, rồng và hình tượng người chim tạo thành.

Mặt trời được gắn liền với văn hóa của dân tộc Việt qua hình tượng trống đồng được lưu lại đến ngày nay. Một số nhà nghiên cứu kết luận rằng, phần trung tâm mặt trống là hình tượng của mặt trời đang phát ra tia sáng, liên quan đến việc phân chia “tiết khí” trong năm.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Trống đồng Đông Sơn.

Hình tượng người trong trang phục gắn lông chim cầm vũ khí rất phổ biến trên trống đồng. Có thể suy đoán rằng, người Việt cổ thường hóa trang thành người chim trong lễ hội. Đây rất có thể là biểu tượng hướng tới truyền thuyết về việc tổ tiên con người là các tiên nhân có thể bay trên bầu trời. Kết hợp với chữ rồng, thì nó hẳn là có hàm nghĩa “con rồng cháu tiên”. Dân tộc Việt từ cổ xưa vẫn luôn quan niệm rằng mình là “con rồng cháu tiên”, đó là nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Việt.

Nếu mặt trời đại diện cho nền văn minh, rồng và người chim đại diện cho “con rồng cháu tiên”, thì có lẽ chữ “Việt” cổ chính là để chỉ nền văn minh của con rồng cháu tiên, chính là nền văn minh được tạo nên bởi người Việt cổ.

Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Nền văn minh của con rồng cháu tiên.

Với ý nghĩa của chữ Việt này, người Việt có thể tự hào về truyền thống văn hóa đặc sắc và độc đáo của dân tộc mình, cũng tự hào rằng chúng ta chính là con cháu của Chư Thần, giống như truyền thuyết của bao dân tộc khác trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt cuốn sách giới thiệu hơn 100 tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn
    Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1994 – 2024), sáng ngày 8/8/2024, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt sách “Trần Văn Cẩn - Tác phẩm chọn lọc trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” và Tiếp nhận tác phẩm âm nhạc “Little Thuy’s Minuet” do nhạc sĩ Paul Zetter dành tặng Bảo tàng.
  • Triển lãm tranh sơn mài "Mạch di sản"
    Từ ngày 9/8 đến hết ngày 3/9/2024 tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cũ (49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), các họa sĩ của nhóm Latoa Indochine phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm tranh “Mạch di sản”.
  • Chùm  thơ của tác giả Lâm Thị Hà Mi
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lâm Thị Hà Mi.
  • Cầu nguyện Quốc thái dân an trong lễ hội Điện Huệ Nam
    Lễ hội Điện Huệ Nam tháng 7 Âm lịch mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na sẽ diễn ra từ 11 - 13/8/2024 tại TP Huế.
  • Gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống Tết Trung thu
    Ngày 8/8, Mondelez Kinh Đô Việt Nam và Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố thỏa thuận nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và thúc đẩy những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội
    Từ ngày 8/8/2024, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - đơn vị được giao vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại phục vụ hành khách, đoạn từ ga Nhổn đến ga Cầu Giấy với chiều dài 8,5km thuộc tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Việc vận hành tuyến đường sắt trên cao này có ý nghĩa quan trọng bởi sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình theo hướng ven đô tới nội thành và ngược lại. Đồng thời, g
  • [Podcast] Chuyện người Hà Nội - Số 1: Gia phong người Hà Nội
    Nếp nhà Hà Nội với những nét đặc trưng đã phần nào phản chiếu chiều sâu văn hóa, lịch sử của Thủ đô; là nhân tố không thể thiếu để tạo dựng cốt cách riêng của người Hà Nội. Trải qua thời gian, những nếp nhà xưa vẫn còn hiện hữu trong những câu chuyện kể, những ký ức một thời và đặc biệt vẫn được tiếp nối qua nhiều thế hệ gia đình Hà Nội. Tuy nhiên, sự phát triển của đời sống xã hội hiện đại kéo theo không ít những thay đổi trong lối sống của người Hà Nội hôm nay. Bởi thế gìn giữ “nếp xưa” sao cho hài hòa với nhịp sống mới là rất cần thiết và cũng chính là góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt
    NXB Trẻ vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm” của nhà thơ Lê Minh Quốc. Tác phẩm mới nhất thuộc bộ sách “Tiếng Việt giàu đẹp” này giúp bạn đọc khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt qua nhiều bối cảnh giao tiếp sinh động, từ văn chương đến đời thường, từ đó biết cách làm giàu ngôn ngữ giao tiếp của chính mình để sử dụng trong cuộc sống.
  • Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ biểu diễn trong chương trình Bản hùng ca bất diệt
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt Bản hùng ca bất diệt vào ngày 11/8.
  • Tiềm năng phát triển Tây Hồ chính là hồ Tây
    Phát triển du lịch hồ Tây và vùng phụ cận là một trong những hoạt động quan trọng của phát triển Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với vị thế mới, tầm vóc mới, hồ Tây sẽ là điểm nhấn du lịch Thủ đô bên cạnh du lịch phố cổ và du lịch sông Hồng.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội miễn phí chở khách trong 15 ngày đầu khai tuyến
    Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, tàu Nhổn – Ga Hà Nội sẽ chạy tại đoạn trên cao từ sáng 8/8. Trong 15 ngày đầu, tàu sẽ chở khách miễn phí.
  • Triển lãm và ra mắt sách ảnh "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Vang mãi bản hùng ca"
    Ngày 7/8, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm ảnh và ra mắt sách ảnh “70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca”.
  • Đền Voi Phục được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt
    UBND TP Hà Nội vừa có quyết định công nhận Di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Voi Phục (362 đường Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) là điểm du lịch với tên gọi chính thức là Điểm du lịch Di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Voi Phục.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Nhân kỷ niệm kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), trong tháng 8 và 9/2024, các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội sẽ tổ chức một số đêm diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa là gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO