Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi xây dựng nền kinh tế toàn cầu mở

Tiến Đạt Theo AP/HNM| 11/06/2018 08:34

Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ngày 10-6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi ủng hộ tự do thương mại Châu Á, đồng thời chỉ trích các chính sách thương mại “ích kỷ và thiển cận”.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi xây dựng nền kinh tế toàn cầu mở
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendran Modi tại SCO. Ảnh: AP

Sáng 10-6, Hội nghị cấp cao Tổ chức hợp tác Thượng Hải đã diễn ra tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong bài phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết: “Chúng ta cần từ chối các chính sách ích kỷ, thiển cận, hạn hẹp và đóng cửa. Chúng ta phải duy trì các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và xây dựng nền kinh tế toàn cầu mở”.

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập không đề cập đến Mỹ song mô tả Bắc Kinh là là một quốc gia bảo hộ cho tự do thương mại nhằm phản ứng với chính sách kiểm soát nhập khẩu của nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump. 

Ông Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng Trung Quốc có thể sẽ thành lập một cơ chế cho vay đặc biệt với 30 tỷ nhân dân tệ (4,7 tỷ USD) trong khuôn khổ do các nước thành viên SCO đề ra. 

Tại sự kiện, Chủ tịch Trung Quốc cũng hoan nghênh sự tham gia của các thành viên mới, trong đó sự hiện diện của Thủ tướng Ấn Độ Narendran Modi và Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussain được cho là có ý nghĩa lịch sử lớn đối với hội nghị. 

SCO được thành lập năm 2001, bao gồm 8 thành viên gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Ấn Độ và Pakistan. Trong đó, Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên đầy đủ của SCO hồi tháng 6-2017. Khối SCO được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác về chính trị, kinh tế, quốc phòng, chống khủng bố….
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi xây dựng nền kinh tế toàn cầu mở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO