Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

TTXVN| 01/07/2022 08:15

Tối 30-6, Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 - 1/7/2022); 30 năm Ngày truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre (1/7/1992 - 1/7/2022) đã được tổ chức. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Cùng dự có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Dự buổi lễ còn có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Bến Tre và một số địa phương; đại diện UNESCO, đại diện cơ quan ngoại giao, các vị khách quốc tế, các đồng chí lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các nhà khoa học quốc tế và trong nước, các văn nghệ sĩ, đại diện các tầng lớp nhân dân.

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam nêu rõ: Cả cuộc đời 66 năm, Nguyễn Đình Chiểu sống bằng nghề dạy học, nghề thầy thuốc và sáng tác văn chương. Sự nghiệp văn chương của ông, trừ một bài thơ viết bằng chữ Hán, còn lại đều viết bằng chữ Nôm, với các truyện thơ nổi tiếng, trong đó có Lục Vân Tiên, là một tác phẩm đầu tay chứa đựng triết lý, trọng đạo nghĩa, tiết tháo làm người, thể hiện quan điểm ca ngợi, bảo vệ cái tốt, cái hay, cái đẹp và phê phán, “ghét cay, ghét đắng” cái xấu, cái ác; các bài văn tế, thơ điếu, thơ luật Đường.

Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên dùng văn chương tạc vào lịch sử chân dung những người nông dân - nghĩa binh, những tướng lĩnh đánh giặc, điển hình là bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trọn đời, thầy Đồ Chiểu chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam, về đạo lý truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ; thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu tận hiến cứu người, giúp đời bằng nghề thuốc của mình. Tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp là một tập hợp phong phú nhiều bài thuốc mà ông đã dày công tổng hợp, học hỏi và nghiên cứu, để lại giá trị cho muôn đời sau.

Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu đã gắn bó với tỉnh Bến Tre 26 năm cuối đời. Gần 200 năm qua, người dân Bến Tre luôn xác định Nguyễn Đình Chiểu là biểu tượng của vùng đất ba dãy cù lao. Lịch sử và tâm thức người dân Bến Tre luôn khắc ghi tư tưởng và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu. Tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó vươn lên; đoàn kết vượt qua bao gian khổ, hy sinh của ông đã truyền cảm hứng cho cuộc Đồng Khởi thần kỳ năm 1960, góp phần hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giành nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có những cải thiện tích cực, không ngừng khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.

Năm 2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre với sự hỗ trợ nhiệt tình của một số nhà khoa học, sự ủng hộ và tạo điều kiện của Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đã xây dựng hồ sơ quốc gia trình UNESCO vinh danh Nguyễn Đình Chiểu, kỷ niệm 200 năm Ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu. Sự kiện Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh Danh nhân và cùng tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông là niềm tự hào cho đất nước Việt Nam nói chung, là vinh dự lớn cho tỉnh Bến Tre nói riêng.

Tại buổi lễ, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã trao Nghị quyết vinh danh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu của Việt Nam trong danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế niên khóa 2022-2023.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương về tinh thần học tập suốt đời, ngay cả khi rơi vào hoàn cảnh nguy nan vẫn là hiện thân của nhân cách sống trong sáng, bình dị, cao đẹp nhưng đầy khí chất của dân tộc Việt Nam nói chung, người dân Nam Bộ nói riêng.

Chủ tịch nước nhìn nhận, Nguyễn Đình Chiểu đã có những đóng góp lớn lao đối với văn học nước nhà. Giáo sư Trần Ngọc Phương, một chuyên gia Nguyễn Đình Chiểu đã đánh giá, ông trở thành người mở đầu cho trào lưu văn học chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Đây chính là đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Đình Chiểu vào lịch sử văn học dân tộc. Sự mở đầu của văn học chống thực dân, chống chủ nghĩa đế quốc. Những tác phẩm Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là những dữ liệu sống động cho nhận định nói trên.

Theo Chủ tịch nước, trong sự nghiệp dạy học, thầy Đồ Chiểu đã dành trọn đời chăm lo dạy dỗ, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều căn cốt của văn hóa Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu là một lương y thông hiểu sâu sắc y lý phương Đông và y lý Việt Nam, kể cả về y thuật và y đức. Y đức quan điểm của cụ chính là đạo cứu người, làm tròn nghĩa vụ cứu dân, cứu nước “Ngư tiều y thuật vấn đáp” là tác phẩm lớn vào giai đoạn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu dạy bảo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người.

Chủ tịch nước nêu rõ, uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, tôn kính hiền nhân luôn là truyền thống quý báu của dân tộc chúng ta. Với danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta thực hiện nhiều công việc đầy ý nghĩa như xây dựng xếp hạng Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu là Di tích quốc gia, đặc biệt xây dựng hồ sơ quốc gia trình UNESCO vinh danh cùng kỷ niệm 200 năm Ngày sinh của ông, tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
Chương trình nghệ thuật chào mừng buổi lễ. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Nguyễn Đình Chiểu quê gốc tỉnh Thừa Thiên, nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế nhưng Bến Tre mới là mảnh đất gắn bó với ông gần suốt cuộc đời. Những năm qua, Đảng bộ nhân dân tỉnh Bến Tre đã thực hiện nhiều công việc có ý nghĩa sâu sắc nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản mà Nguyễn Đình Chiểu để lại cho thế hệ hiện tại và mai sau.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng vì Bến Tre - quê hương Đồng Khởi anh hùng, quê hương cách mạng truyền thống văn hóa đang đổi thay, phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, nhất là thời gian gần đây. Đảng bộ Bến Tre đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhiều công trình, dự án đang được đầu tư xây dựng và nhiều phong trào Đồng Khởi mới về kinh tế đang bừng nở trên quê hương, góp phần vào những thành tựu chung của cả nước.

Chủ tịch nước khẳng định, kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu vừa là dịp để tỏ lòng tự hào tôn vinh những cống hiến to lớn của ông đối với văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại nhưng cũng là để tìm ra di sản của ông những kinh nghiệm, bài học quý báu cho sự phát triển của địa phương và đất nước trong tương lai.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn tầm cao tư tưởng, giá trị nghệ thuật của các trước tác Nguyễn Đình Chiểu; nghiên cứu sâu hơn nữa vai trò thầy giáo, thầy thuốc của Nguyễn Đình Chiểu; tiếp tục giới thiệu quảng bá các tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu đến rộng rãi công chúng trong và ngoài nước; phát huy giá trị văn hóa Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn mới. Cùng với đó là chú trọng ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong nghiên cứu giảng dạy quảng bá các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu; thực hiện số hóa di sản liên quan đến con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu…

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước trân trọng ghi nhận và cảm ơn UNESCO đã thông qua Nghị quyết và tổ chức tôn vinh Danh nhân Văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Chủ tịch nước khẳng định, việc UNESCO tôn vinh những giá trị và ý nghĩa nhân văn cao đẹp, trường tồn của tư tưởng, nhân cách Nguyễn Đình Chiểu cũng chính là tôn vinh nét đẹp trong tâm hồn, trí tuệ nhân văn bác ái của người Việt Nam, những giá trị tốt đẹp trong cốt cách con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đang hòa chung dòng chảy văn hóa của nhân loại.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
    Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
  • VinFast EC Van sẽ là “dấu chấm hết” cho các dòng xe chở hàng chạy xăng?
    Vừa tiện lợi, vừa chở khỏe lại siêu tiết kiệm chi phí, VinFast EC Van hứa hẹn sẽ là lựa chọn chở hàng tối ưu nhất cho các hộ kinh doanh và đơn vị giao hàng.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO