Chống Covid-19 tại Myanmar: Hệ thống y tế kiệt quệ, bác sĩ đình công

KTĐT| 30/05/2021 17:51

Chiến dịch chống Covid-19 của Myanmar được triển khai cùng với phần còn lại của hệ thống y tế sau khi quân đội ngày 1/2 lật đổ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nắm chính quyền.

Khó thở, sốt và thiếu bình dưỡng khí, các bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện gần biên giới Myanmar với Ấn Độ đã chia sẻ về nguy cơ hệ thống y tế Myanmar gần tới bờ vực sụp đổ, kể từ chính biến hồi tháng 2.
Bệnh viện Cikha chỉ là một trong số nhiều cơ sở y tế tại Myanmar đang phải vật lộn với đại dịch. Phụ trách 7 bệnh nhân Covid-19 tại đây, cùng với y tá trưởng Lun Za En chỉ có thêm một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và một trợ lý dược sĩ.
"Chúng tôi không có đủ oxy, đủ thiết bị y tế, đủ điện, đủ bác sĩ hoặc đủ xe cứu thương", y tá 45 tuổi Lun Za En cho biết. "Chúng tôi đang hoạt động với 3 thay vì 11 nhân viên”
Các dịch vụ tại bệnh viện công bị ngưng trệ sau khi nhiều bác sĩ và y tá tham gia các cuộc đình công trong Phong trào Bất tuân dân sự nhằm phản đối chế độ quân sự.
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 13 bác sĩ đã thiệt mạng, trong số 179 vụ tấn công nhằm vào nhân viên y tế, cơ sở vật chất và phương tiện giao thông tại Myanmar. Con số này chiếm gần một nửa tổng số vụ tấn công tương tự được ghi nhận trên toàn thế giới trong năm nay, đại diện WHO tại Myanmar Stephan Paul Jost cho biết. Bên cạnh đó, khoảng 150 nhân viên y tế đã bị bắt, cùng hàng trăm bác sĩ và y tá bị truy nã vì tội kích động.
Số lượng xét nghiệm suy giảm
Một nhân viên giấu tên tại trung tâm cách ly Covid-19 ở thủ đô thương mại của Myanmar - Yangon, cho biết tất cả các nhân viên y tế chuyên khoa ở đó đã tham gia Phong trào Bất tuân dân sự.
"Sau đó, chúng tôi không thể tiếp nhận bệnh nhân mới nữa vì các trung tâm xét nghiệm Covid-19 không có nhân viên thực hiện xét nghiệm", nhân viên này cho biết. 
Trong tuần trước chính biến, các xét nghiệm Covid-19 trên toàn quốc đạt con số trung bình hơn 17.000 một ngày. Con số đó đã giảm xuống dưới 1.200 một ngày trong trong tuần sau chính biến.
Mới đây Myanmar đã báo cáo hơn 3.200 trường hợp tử vong do Covid-19 trong hơn 140.000 trường hợp mắc bệnh, dù việc giảm số lượng xét nghiệm làm dấy lên nghi ngờ về dữ liệu thực sự có thể còn cao hơn.
Hiện hệ thống y tế đang gặp khủng hoảng đang làm dấy lên lo ngại trước bối cảnh từ làn sóng nhiễm các biến thể đang quét qua Ấn Độ, Thái Lan và các nước láng giềng khác.
Luis Sfeir-Younis, Điều phối viên về Covid-19 của Myanmar thuộc Liên đoàn Phong trào Chữ thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ quốc tế bày tỏ lo ngại rằng: "Việc xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng Covid-19 là cực kỳ hạn chế ở Myanmar trong lúc các biến thể mới, nguy hiểm hơn đang lây lan”.
Trên khắp Myanmar, một số bác sĩ nổi tiếng đã thành lập các phòng khám không chính thống để hỗ trợ bệnh nhân. Khi các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ Myanmar thành lập ba phòng khám ở các khu vực lân cận Yangon, số này nhanh chóng tiếp nhận hàng chục bệnh nhân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng 2025: Lan tỏa tinh thần thượng võ “vùng đất hai vua”
    Thông tin UBND thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam tổ chức Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025. Giải vật dự kiến diễn ra từ ngày 22 đến 25/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Sơn Tây, phố Phan Chu Trinh, phường Ngô Quyền.
  • Tây Hồ: Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại hai phường Quảng An và Yên Phụ
    Trong không khí tháng Năm đầy ý nghĩa – thời điểm cả nước hướng về kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025), hai phường Quảng An và Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên vào các ngày 19 và 20/5/2025.
Đừng bỏ lỡ
Chống Covid-19 tại Myanmar: Hệ thống y tế kiệt quệ, bác sĩ đình công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO