Cho vay ứng dụng công nghệ cao vẫn vướng

Theo kinhtedothi.vn | 05/07/2017 09:18

Đến hết tháng 5, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch ước khoảng 32.339 tỷ đồng với 4.125 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân và 168 khách hàng DN). Làm thế nào để tháo gỡ vướng mắc gói 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này đang là bài toán đặt ra với các nhà quản lý, ngân hàng và cả DN.

Những vướng mắc cũ cho gói tín dụng mới

Tại hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao" sáng 4/7 do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp tổ chức phần lớn ý kiến phía DN cho rằng, ngân hàng luôn đòi hỏi tài sản có thể thế chấp bằng đất, còn những tài sản khác được thẩm định rất thấp.

Trong khi, đất sản xuất nông nghiệp không phải ở đâu cũng có sổ đỏ, có khi cả khu sản xuất có cả đất mượn, đất thuê thì DN khó mà “với” được vốn vay. Trước đây, một số DN đã tiếp cận được nguồn vốn phát triển chuỗi sản xuất, nhưng, trong “sân chơi” nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, DN phải thực sự “đủ sức khỏe” mới theo được đến cùng.

Trên thực tế, tiếng là quy định lãi suất khoản vay thấp hơn 0,5 - 1,5% lãi vay thông thường ở các kỳ hạn nhưng các điều kiện đáp ứng để được tiếp cận vốn mà Bộ NN&PTNT đề ra không dễ chút nào. Bởi các quy định như: Dự án nông nghiệp công nghệ cao phải nằm trong khu hoặc vùng đã được công nhận để triển khai; dự án được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng.

Dự án nông nghiệp sạch phải thực hiện ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn theo Thông tư 48/2013/TT- BNN&PTNT; đủ điều kiện ATTP theo Thông tư 45/2014/TT-BNN&PTNT; DN nông nghiệp công nghệ cao theo quy định; dự án VietGAP có quy trình sản xuất nông nghiệp tốt… Qua “cửa ải” của ngân hàng, khách hàng còn phải chứng minh về tài sản thế chấp, việc mà lâu nay khó tìm được tiếng nói chung giữa ngân hàng và người đi vay.

Đại diện NHNN cũng thừa nhận việc triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do, đây là hướng phát triển nông nghiệp mới chưa có tiền lệ nên tiềm ẩn rủi ro khi triển khai dự án. Đồng thời, sản phẩm đầu ra còn thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm.

Phải tính phương án sản xuất hiệu quả

Theo đại diện NHNN, xét duyệt dự án nông nghiệp công nghệ cao cũng tương tự như các khoản vay thông thường khác. Để khơi thông giúp nguồn vốn được giải ngân, bản thân DN, hộ nông dân phải đưa được các phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. “Một trong những yếu tố khi cho vay các ngân hàng đều phải tính đến hiệu quả, đúng hơn là người vay có trả nợ được không, trên cơ sở tiêu thụ được sản phẩm, tránh nợ xấu” - Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chia sẻ.

Với kinh nghiệm thực tiễn cho vay các gói tín dụng trong lĩnh vực này, bà Thái Hương - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á cho rằng, việc đánh giá, xếp loại các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch còn dừng lại chủ yếu ở các tiêu chí định tính. Điều này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao và dự án nông nghiệp sạch trong quá trình thẩm định cho vay. "Cần phải có những tiêu chí cụ thể hơn, mang tính định lượng giúp ngân hàng và DN dễ tìm được tiếng nói chung trong quá trình xin vay và xét duyệt cho vay" - bà Hương nhấn mạnh. Với việc bảo lãnh vay vốn, bà Hương cho rằng, ngoài nguồn vốn các ngân hàng tự huy động, Nhà nước cần hỗ trợ thêm các nguồn vốn ưu đãi khác như vốn vay từ Ngân hàng Phát triển, Bộ Tài chính, các quỹ… Khi các ngân hàng tìm được nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài để đầu tư cho các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì Chính phủ cần phát hành bảo lãnh để tạo điều kiện cho các dự án tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Cho vay ứng dụng công nghệ cao vẫn vướng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO