Chờ đón những bứt phá

Nhà thơ Bùi Việt Mỹ| 27/01/2023 08:05

Một mùa xuân mới đã đến, mùa xuân của một khởi đầu mới sau hơn 2 năm vì đại dịch, cả nước chúng ta phải thực hiện giãn cách xã hội. Với anh chị em văn nghệ sĩ Thủ đô Hà Nội lại càng thấy mới mẻ trên chặng đường đầu của nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Tháng 11/2021.

dia-diem-choi-tet-o-ha-noi-01_1669107613.jpg

Tại đây, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”… và: “Phát triển nền văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thanh, điện ảnh, thư viện, bảo tồn, bảo tàng, nâng cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính quần chúng của các công việc đó”.

Ngay sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, chúng ta bước sang năm 2022 với thắng lợi trước đại dịch Covid-19, Hà Nội với nội dung mới - Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 22/2/2022 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa công nghiệp trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045”. Có thể nói đây là bước nhận thức rất mới, rất tích cực để kịp thời hòa nhịp vào tiến bộ chung của thế giới. Và, văn nghệ sĩ Thủ đô phấn khởi tiến hành Đại hội Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội khóa XIII, để bước sang một nhiệm kỳ mới: 2021-2026. Đại hội như một sự tiếp nhận nội dung Hội nghị Văn hóa và Nghị quyết của Thành ủy, đề ra phương hướng tổng quát về một số nhiệm vụ: “Cải tiến mạnh mẽ phương thức hoạt động Hội, thu hút đông đảo hội viên vào các hoạt động phục vụ việc nâng cao dân trí và phổ cập trình độ thưởng thức nghệ thuật, tăng cường mức hưởng thụ các giá trị văn học nghệ thuật trong đông đảo các tầng lớp công chúng…” và “nỗ lực phấn đấu để các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Hội phát huy cao nhất các nguồn động lực sáng tạo, nâng tầm trở thành nền tảng vững chắc cho một nền “kinh tế tri thức”, nền “Công nghiệp văn hóa”.

Chúng ta tự hào được tiếp nối truyền thống một Hội trung tâm, một tổ chức tập trung nhiều hội viên với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi lớn, nhiều nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, cùng với những văn nghệ sĩ được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật… cùng tâm huyết, đóng góp xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, xứng tầm, có sức thu hút và lan tỏa lớn. Trong suốt chặng đường phát triển, tổ chức hoạt động Hội đã chứng minh: Chính Hội là mái nhà tụ hội, tạo đà cho những tác phẩm và tên tuổi lớn.... Cùng với một đội ngũ Ban Chấp hành Hội chuyên môn, kinh nghiệm vững vàng, tiếp nối nhiều nhiệm kỳ, chúng ta hoàn toàn được quyền kế thừa, học tập và phát huy vị thế lớn của một hội Văn học Nghệ thuật Thủ đô.

Nhớ lại mùa xuân năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài thơ chúc Tết xuân Kỷ Dậu, đoạn cuối có câu: “Tiến lên chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”. Và quả đúng như vậy, niềm tin ấy đã thành sự thật. Từ năm 1972 chúng ta tổng phản công và đến 1975 thì thắng lợi hoàn toàn. Những ngày, tháng, năm niềm vui trào dâng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối… Mùa xuân này, thế hệ chúng ta được sống và viết tiếp trang sử của Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, vừa vinh dự cũng đồng thời là trách nhiệm hết sức lớn lao. Đó là lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII “phát huy giá trị văn hóa người Hà Nội, phấn đấu có nhiều tác phẩm mới thể hiện tầm vóc và khát vọng xây dựng cuộc sống mới của nhân dân Thủ đô”.

Một vận hội lớn, mới mẻ đã và đang đến, đòi hỏi văn nghệ sĩ chúng ta phải nhận thức đầy đủ chủ trương đường lối và tìm giải pháp khắc phục khó khăn, tạo bước tiến triển hết sức mới và nhanh chóng hơn so với các nhiệm kỳ trước. Đó là việc hội nhập bằng tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0) trên toàn thế giới.

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã chủ động tổ chức lấy ý kiến dân chủ bàn giải pháp thực hiện đổi mới hoạt động, từ khâu quản lý, lập kế hoạch công tác 2023 và định hướng những năm tới đến các giải pháp cải tiến của từng hoạt động hội chuyên ngành như: tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, đi thực tế, mở trại sáng tác, triển lãm, kiến trúc đô thị, biểu diễn sân khấu, điện ảnh, phát động các cuộc thi và quảng bá tác phẩm… nhằm tác động trực tiếp đến khả năng sáng tạo, nâng cao chất lượng sáng tác. Mặt khác, Hội chủ động xây dựng kế hoạch liên kết với Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội tổ chức thực hiện các đề án, dự án công

trình văn hóa, đề nghị Thành phố tăng mức đầu tư, thường xuyên hỗ trợ sáng tác có hiệu quả. Ban Chấp hành các hội chủ động mở rộng xã hội hóa hoạt động theo hướng tạo nhiều sản phẩm văn hóa công nghiệp, du lịch; kịp thời nắm bắt nguyện vọng và đề xuất sáng kiến, phản biện xã hội của hội viên nhằm nâng cao ý thức xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhìn lại đội ngũ các văn nghệ sĩ chúng ta, phần nhiều là các văn nghệ sĩ khá cao tuổi so với nhu cầu công nghiệp văn hóa, nhất định chúng ta phải chuẩn bị một lộ trình cho sự chuyển giao thế hệ sáng tạo. Ví như ở Hội Nhà văn Hà Nội, các nhà văn trưởng thành từ nguồn chiến tranh chống Mỹ và cơ chế tập trung, bao cấp, tài năng bẩm sinh, chịu khó, nhiệt thành… song nhất định hạn chế nhiều về khả năng nhận biết, vận hành mạng không gian điện tử đang chiếm vị trí trụ cột của đời sống kinh tế - xã hội ngày nay. Chúng ta mặc nhiên không nằm ngoài đời sống ấy. Bởi vậy cần một lực lượng sáng tạo ở nhiều độ tuổi, mà số lượng hội viên trẻ phải chiếm phần đông hơn. Hội cần có cơ chế cởi mở, phù hợp, có trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến hơn để tạo sức hút với các văn nghệ sĩ tham gia cống hiến sáng tạo mới. Lộ trình ấy nhất định phải trên cơ sở kế thừa bản sắc, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, không dao động trước diễn biến hòa bình thế giới, tránh lối sống tự nhận là mới nhưng lại biểu hiện tha hóa, tiêu cực, vụ lợi đang tồn tại không ít trong xã hội.

Các thế hệ văn nghệ sĩ Hà Nội chào đón một mùa xuân mới 2023 với tâm thế của một lực lượng tin cậy bên Đảng bộ và chính quyền nhân dân Thủ đô, phấn khởi với thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giá trị đời sống kinh tế - xã hội toàn dân ngày một nâng cao. Trước vận hội tiến bộ mới, chúng ta quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để góp phần thực hiện thắng lợi các Chương trình, Nghị quyết của Thành ủy và UBND Thành phố về nội dung phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật; phấn đấu có những tác phẩm xứng đáng phục vụ nhu cầu xây dựng đời sống văn hóa thời đại mới của nhân dân Thủ đô.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Chờ đón những bứt phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO