Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Quang Thái/NSHN| 24/09/2018 21:53

Từ đầu năm đến nay, Bảo tàng Hà Nội đã vận động, tiếp nhận được hơn 1.000 hiện vật của 38 cá nhân, tổ chức trong tổng số 1.065 hiện vật còn thiếu so với thiết kế và đề cương kịch bản trưng bày.

Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Theo lộ trình, tháng 10-2018, Bảo tàng Hà Nội phải báo cáo UBND TP Hà Nội các nội dung trưng bày để công tác trưng bày hoàn thành vào năm 2019. Trong hơn 1.000 hiện vật đã tiếp nhận, có rất nhiều vật dụng xưa cũ, gợi nhớ một thời đã qua của cuộc sống người Hà Nội như: Bộ đồ làm thuốc, bộ đồ khảm trai, bộ đồ dùng trong tín ngưỡng thờ mẫu…
Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Bộ đồ chế tác kim hoàn, do ông Nguyễn Danh Tú (số 141 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) tặng Bảo tàng Hà Nội phục vụ trưng bày về “Làng nghề Hà Nội”.
Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời
Bộ đồ khảm trai, do anh Dương Văn Sinh (xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) tặng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa, Phó Trưởng phòng Trưng bày và tuyên truyền Bảo tàng Hà Nội cho biết: “Những hiện vật mà bảo tàng đã tiếp nhận không chỉ có giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử… mà còn minh chứng cho một thời kỳ phát triển của Thủ đô. Đặc biệt, trong những hiện vật bảo tàng đã tiếp nhận, có nhóm hiện vật về làng nghề đang dần bị mai một được bảo tàng đánh giá cao”.
Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời
Bộ đồ ăn trầu, do nhiều cá nhân tặng. Theo bà Hòa, các hiện vật Bảo tàng đã tiếp nhận có niên đại thế kỷ XX và XXI.
Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Bộ đồ làm thuốc, do bà Dương Thị Kim Oanh (xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm) tặng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Bộ dụng cụ và sản phẩm gốm Bát Tràng, do nhiều cá nhân tại xã Bát Tràng tặng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Bộ dụng cụ cắt tóc dạo, do ông Bùi Ngọc Thắng (phường Kim Liên, quận Đống Đa) tặng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Gánh phở rong, do cá nhân tên Vượng tặng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Bộ quần áo bằng các loại lụa cổ như: Long vân, Xuyến bảy, Sa tanh tơ tằm… do các cá nhân (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) tặng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Bộ đồ dùng trong tín ngưỡng thờ mẫu, do ông Nguyễn Văn Tiệm (xã Văn Tự, huyện Thường Tín) tặng.

Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời

Các vật dụng thời bao cấp như: Quạt, cân, cốc, nồi….
(0) Bình luận
  • [Video] Rộn ràng sắc xuân chùa Bối Khê - Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ đô
    Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
  • [Video] Đậm đà bản sắc Tết Việt làng cổ Đường Lâm - Hà Nội
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • Góc nhìn văn hóa số 14
    NHN – Chùa Hương thuộc ngoại thành Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến tâm linh Phật giáo hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây để hành hương, cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Trong chuyên mục Văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu về chùa Hương - một điểm đến tâm linh nổi tiếng trong những ngày đầu xuân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng những hiện vật gợi nhớ Hà Nội một thời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO