'Chỉ cần mưa thêm 100 - 200mm, sẽ là thảm họa đối với miền Trung'

KTĐT| 02/11/2020 15:41

“Bão số 10 sẽ gây mưa kéo dài tại miền Trung. Khu vực này đất đã ngấm nước nên chỉ cần mưa 100 - 200mm, thảm họa rất có thể sẽ xảy ra…” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã cảnh báo như trên tại cuộc họp ứng phó với bão số 10 ngày 2/11.

Nói về công tác chủ động ứng phó, ông Nguyễn Xuân Cường dẫn chứng kinh nghiệm trong bão số 9. Cơn bão đi quá nhanh. Các bộ ngành địa phương chỉ có chưa đến 48 giờ để triển khai mọi công tác ứng phó. Tuy nhiên, nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữ các đơn vị nên chỉ trong thời gian ngắn đã di dời được hơn 45.000 tàu thuyền, 300.000 ngư dân, 108.000 lồng bè. Trong đất liền di dời 400.000 người dân, hơn 100.000 hộ ở 6 tỉnh trọng điểm…
“Nếu đồng lòng, đồng sức, có ý thức chuẩn bị tốt thì sẽ hạn chế được tối đã được thiệt hại do bão gây ra. Dù vậy, trong bão số 9, rất đau lòng khi vẫn có đến 80 người chết và mất tích. Trong đó, có 47 người thiệt mạng do sạt lở đất…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Chính vì vậy, đối với bão số 10, Bộ trưởng đề nghị cần chú ý hoàn lưu mưa do bão số 10, vì toàn bộ miền Trung đã hết sức bão hoà. “Chỉ cần mưa 100 - 200mm trong 1 ngày là thảm hoạ có thể xảy ra tại các tỉnh khu vực miền Trung” - ông Nguyễn Xuân Cường nói.
Đối với nhiệm vụ trọng tâm trong những ngày tới, Bộ trưởng đề nghị Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia tiếp tục theo dõi sát, nhận định kỹ lưỡng, nhất là tình hình mưa. Trên biển, cần thông báo, hướng dẫn để ngư dân vào bờ; kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản. 
Đối với khu vực đất liền, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý hai nhóm vấn đề lớn cần tập trung là lũ, sạt lở đất ở sườn Tây và đề phòng sự cố hồ chứa nhỏ, hồ xung yếu xuống cấp. “Tinh thần ứng phó bão số 10 là khẩn trương, đồng bộ theo phương châm 4 tại chỗ. Điều này đã phát huy hiệu quả rất tốt thời gian qua nên cần tiếp tục được phát huy…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
'Chỉ cần mưa thêm 100 - 200mm, sẽ là thảm họa đối với miền Trung'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO