Mỹ thuật

"Chào Việt Nam" – Triển lãm kết nối những tâm hồn xa xứ

Thụy Phương 18:31 01/03/2025

Tiếp nối thành công của triển lãm "Chào Việt Nam" tại Thành phố Hồ Chí Minh, bốn họa sĩ gốc Việt tiếp tục giới thiệu những tác phẩm của mình tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) từ ngày 1/3 đến 5/3/2025 . Sự kiện này không chỉ là cơ hội để công chúng Thủ đô thưởng lãm những sáng tác đầy cảm xúc mà còn là dịp để khám phá hành trình nghệ thuật của những tâm hồn xa xứ tìm về cội nguồn.

Triển lãm "Chào Việt Nam" bắt nguồn từ khát vọng kết nối của 4 họa sĩ gốc Việt: Anh Bach (Bạch Hoàng Anh), Mina Ho Ferrante (Hồ Mộng Nhã Uyển), Tim Nguyễn (Nguyễn Quy) và Ly Tran (Trần Phương Ly). Mặc dù cùng sống tại Mỹ, nhưng họ lại cư trú ở các tiểu bang khác nhau. Tuy nhiên, niềm đam mê hội họa và tình yêu quê hương đã đưa họ đến với nhau trong triển lãm này.

4.jpg
Bốn họa sĩ gốc Việt tại lễ khai mạc triển lãm.

Họa sĩ Ly Tran chia sẻ: "Nghệ thuật chính là sự kết nối. Người nghệ sĩ thông qua tác phẩm của mình để giao tiếp với thế giới. "Chào Việt Nam" không chỉ là một triển lãm, mà là một lời chào từ những người con xa xứ, mong muốn góp phần làm phong phú hơn nền nghệ thuật nước nhà".

Triển lãm giới thiệu tới công chúng 99 tác phẩm, bao gồm tranh sơn dầu, màu nước và sơn mài, phản ánh những góc nhìn đa dạng về con người, ký ức và sự hòa quyện giữa nhiều nền văn hóa... Mỗi họa sĩ mang đến một phong cách riêng biệt, tạo nên sự phong phú cho triển lãm.

1.jpg
2.jpg
Công chúng thưởng lãm các tác phẩm của các họa sĩ.

Anh Bach (Bạch Hoàng Anh) tập trung vào hình ảnh người phụ nữ trong những khoảnh khắc đẹp đẽ, yên bình và viên mãn. Chị sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, hình hài ước lệ để thể hiện sự thanh bình và hạnh phúc của người phụ nữ.

Mina Ho Ferrante (Hồ Mộng Nhã Uyển) mang đến những tác phẩm đậm chất hoài niệm, khắc họa ký ức và hồi tưởng về quê hương. Tranh của chị thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa các yếu tố văn hóa, tạo nên những tác phẩm đầy cảm xúc.

3.jpg
Một góc không gian triển lãm.

Còn tác phẩm của Tim Nguyễn (Nguyễn Quy) không chỉ tái hiện vẻ đẹp về cuộc sống, con người và thiên nhiên Hawaii nơi anh sinh sống mà còn đan xen hoài niệm về Việt Nam.

Theo đuổi phong cách "hiện thực ý niệm", Ly Tran (Trần Phương Ly) mang đến cảm giác vừa quen thuộc vừa siêu thực, kích thích trí tưởng tượng người xem. Mỗi tác phẩm của chị là một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể về nỗi nhớ quê hương và hành trình tìm kiếm bản sắc của những nghệ sĩ xa xứ.

Chia sẻ về triển lãm, bốn họa sĩ đều chung niềm mong muốn sẽ kết nối được nhiều hơn các nghệ sĩ nghệ sĩ gốc Việt trên khắp thế giới để tổ chức được nhiều hơn các triển lãm tại quê hương. "Chào Việt Nam" là minh chứng cho sức mạnh của nghệ thuật trong việc xóa nhòa khoảng cách địa lý, đưa những tâm hồn đồng điệu xích lại gần nhau./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội thảo khoa học về 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội
    Sáng 11/3, Thành uỷ Hà Nội phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội, tầm vóc, ý nghĩa lịch sử (17/3/1930 - 17/3/2025).
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Phát động chương trình giáo dục "Tìm hiểu Mỹ thuật Việt Nam trực tuyến" năm 2025
    Sáng ngày 10/3/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), đã diễn ra lễ phát động chương trình giáo dục "Tìm hiểu Mỹ thuật Việt Nam trực tuyến" năm 2025.
  • [Podcast] Bún thang – Nét thanh tao của ẩm thực Hà thành
    Hà Nội đã nức tiếng gần xa với nền ẩm thực phong phú. Trong đó phải kể đến bún thang - một món ăn lâu đời tại Thủ đô không chỉ đặc biệt ở tên gọi mà còn cả cách chế biến. Với cách trình bày đẹp mắt, hòa quyện giữa nhiều nguyên liệu khác nhau, bún thang Hà Nội được ví như “bông hoa ngũ sắc” của tinh hoa ẩm thực Thủ đô. Chẳng thế mà trong cuốn “Miếng ngon Hà Nội”, nhà văn Vũ Bằng đã miêu tả bún thang như món quà “đặc biệt” và “giống như một bức tranh phong cảnh trong trẻo mà ở đó những mảng màu nguyên chất được đặt gần nhau chứ không pha lẫn”.
  • Giang Cao (Bát Tràng): Nhộn nhịp chuẩn bị lễ hội đình Làng truyền thống
    Cứ vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, người dân làng Giang Cao, xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống tại đình làng. Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm người dân địa phương phục dựng lễ hội truyền thống này.
Đừng bỏ lỡ
"Chào Việt Nam" – Triển lãm kết nối những tâm hồn xa xứ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO