Chàng không chân cố mua nhà Hà Nội để được cưới vợ

Theo vnexpress.vn| 05/09/2019 14:26

Bên nhau 7 năm, nhưng khi đặt vấn đề cưới, Nho bị ông bà nhạc tương lai từ chối vì 'không chân lo sao nổi nhà cửa, con cái'.

Sáng 30/8, tại khoa sản một bệnh viện ở Hà Nội, anh Nho đẩy chiếc xe lăn đi phía sau vợ đang bước tập tễnh, gọi với "Cố lên vợ nhé!". Nga quay lại mỉm cười với chồng, hít một hơi thật mạnh rồi bước vào phòng làm thụ tinh ống nghiệm. Cả hai đang mong chờ một mầm sống mới để ngôi nhà có tiếng bi bô.

Nguyễn Văn Nho (32 tuổi, quê Quỳnh Phụ, Thái Bình) bị cắt cụt hai chân sau tai nạn giao thông năm 2010. Tỉnh dậy với chằng chịt dây dợ và cơ thể chỉ còn từ bẹn trở lên, chàng thanh niên vừa tốt nghiệp đại học sụp đổ. Qua 7 lần phẫu thuật, khi ra viện Nho phải dùng hậu môn nhân tạo và ống thông bàng quang.

Nho được chú ruột đưa về nhà chăm do bố mất sớm, mẹ già yếu. Từ chỗ khỏe mạnh, giờ ăn uống, vệ sinh phải có người phục vụ, Nho quẫn trí, tự sát vài lần nhưng không thành. Chán sống, anh lao vào rượu chè để quên đời. "Càng uống lại càng tỉnh. Nỗi đau thể chất không thể nào bì nổi việc sang chấn tâm lý. Tương lai mất, thân thể mất, tôi hận sự nghiệt ngã mà ông trời đã giáng xuống", Nho kể lại giai đoạn khó khăn nhất.

Chị gái Nho đang dạy học ở Điện Biên, vừa sinh con, nghe tin đã mang con đỏ hỏn về thăm. Nhìn thấy chị đứng trước cửa nhà khóc nấc, Nho dửng dưng: "Khóc làm gì. Cuộc đời em coi như chấm dứt ở đây". Nói rồi anh quay mặt vào tường, nước mắt tuôn chảy.

Một đêm khi uống rượu, Nho nghe tiếng khóc của đứa cháu một tháng tuổi. Sau khi mẹ nựng, bé lại yên giấc.

"Tự dưng tôi so sánh đời mình với tiếng khóc của đứa trẻ, nó rất dữ dội. Nhưng nó đã nín khi được mẹ vỗ về. Vậy tại sao tôi nhận được sự yêu thương của mọi người mà không thể bình tâm lại được?", anh chia sẻ.

"Không chết được thì phải cố gắng sống tốt", Nho nhớ lại lời của chị gái. Anh đột ngột bỏ chén xuống, phủi bụi chiếc máy tính nhiều tháng không dùng, vào mạng tìm việc.

Mỗi ngày Nho làm việc 16-18 tiếng để kiếm tiền trả nợ ngân hàng cũng như tiết kiệm để đi kiếm con. Ảnh: Hải Hiền.

Mỗi ngày Nho làm việc 16-18 tiếng để kiếm tiền trả nợ ngân hàng cũng như tiết kiệm để đi kiếm con. Ảnh: Hải Hiền.

Vài tuần sau, Nho quyết định lên Hà Nội để học về máy tính tại một trường cho người khuyết tật. Ở đây anh gặp Bùi Thị Nga (sinh năm 1992, quê Hải Phòng), cô gái bị teo một chân. 

Lần đầu gặp nhau, nhìn thấy khuôn mặt thư sinh của Nho, Nga đã ấn tượng ngay. Cô chủ động giúp đỡ mọi việc, dù ban đầu anh không đồng ý. 

"Thấy anh ấy ít nói, ít chia sẻ nên tôi chủ động hỏi han, muốn giúp anh hòa nhập cuộc sống. Dù sao tôi còn đi lại được, anh ấy thì không", Nga nói. Trước tình cảm của cô bạn, Nho im lặng, anh không dám mơ tới hạnh phúc riêng. 

Học xong, Nho trở về quê vì ông ốm. Nga xin đi theo, "Anh ở đâu thì em ở đó". Ở nhà Nho, Nga tảo tần như con dâu đích thực. Hai tháng sau, cả hai lên Hà Nội cùng nhau lập nghiệp.

Ban đầu, họ thuê một căn nhà 10 m2 ở ngoại thành để bán trà đá, hàng ngày dậy 4 giờ sáng đun nước, bán hàng, tối lại đi học thêm tin học. Mỗi tháng cả hai kiếm được 7 triệu đồng, đút lợn 3 triệu. "Bữa cơm khi đó chỉ quanh quẩn đậu phụ với rau, sang lắm là thêm con cá kho mặn ăn vài ngày mới hết", Nga kể.

Một thời gian sau, Nho được nhận vào công ty thiết kế website, Nga cũng tìm được một công việc về tuyển dụng.

Nho - Nga làm đám cưới vào tháng 1/2018. Hơn một tháng sau, họ được nhận ngôi nhà do chính tay mình mua. Ảnh: NVCC.

Nho - Nga làm đám cưới vào tháng 2/2018. Trước đó một tháng, họ được nhận ngôi nhà tự tay mua. Ảnh: NVCC.

Công việc ổn định, họ tính chuyện kết hôn thì gặp sự phản đối kịch liệt của nhà gái vì Nho không có nhà cửa, tương lai con cái mờ mịt. "Tôi trăn trở cả tháng, làm thế nào để gia đình người yêu tin tưởng tôi có thể mang tới hạnh phúc cho cô ấy", Nho nói. 

Cuối năm 2017, với 200 triệu tích góp, anh quyết định "liều" vay ngân hàng gần 700 triệu để mua một căn chung cư ở quận Hà Đông, Hà Nội. Trước áp lực trả nợ, anh nghỉ làm ở công ty, thành lập một đội ngũ đào tạo viết lách trên mạng, đồng thời mở rộng sang thiết kế web, làm youtube, thiết kế đồ họa...

Dần dần, Nho tập hợp được đội viết nội dung lên đến 40 người, trong số đó có nhiều người khuyết tật, lương trung bình 3-4 triệu/tháng. Dự án tìm đến càng nhiều, Nho càng bận, có ngày anh làm đến 18 tiếng. "Từ khi làm riêng đến giờ, tôi chưa chậm lương của nhân viên một ngày", Nho tự hào. Sau gần 2 năm tích cực, đến giờ, số tiền vay ngân hàng vợ chồng Nho đã trả được một nửa. 

Đầu tháng 1/2018, khi nhận nhà họ đã ôm nhau khóc. "Mình cưới nhau nhé. Giờ đây bố mẹ có thể yên tâm vì anh đã có thể chăm lo được cho em", Nho nói với Nga. Tháng 2/2018, một đám cưới nhỏ đã diễn ra tại Hà Nội. Trong căn nhà mới, Nga đẩy xe cho chồng đi quanh nhà, chỉ rằng phòng này là của hai vợ chồng, phòng kia sẽ là của các con.

Sau gần 2 năm kết hôn, ngày 30/8 vừa qua, hai vợ chồng bắt đầu hành trình thụ tinh ống nghiệm, mong sớm đón con về tổ ấm. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào
    Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 21/5, Thủ đô Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Có một Hà Nội rất khác trong tôi
    Đó là một ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát ấp mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải mốt đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng là những chuyến xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn hít nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái “thơm” đánh chụt lên má vẫn còn vương mùi sữa mẹ của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Chàng không chân cố mua nhà Hà Nội để được cưới vợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO