Độ ổn định của mố và sức chịu tải của móng trên sơ đồ cọc nghiêng chưa được kiểm toán và gối cao su bản thép có độ phình hai bên hông rất lớn trong khi chưa có hoạt tải.
Về cầu sông Cấm, một dầm "T" không bảo đảm kích thước hình học theo thiết kế nên khi lắp đặt bị vượt cao độ khoảng 5 cm so với các dầm còn lại.
Theo đó, đối với sai sót ở cầu sông Cấm, đơn vị thi công 1 dầm T không đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế nên khi lắp đặt bị vượt cao độ 5cm so với các dầm còn lại, Ban QLDA2 cho biết: Do đặc điểm cầu chéo góc 60 độ, không sử dụng bản mặt cầu đổ tại chỗ và không sử dụng lớp bê tông tạo phẳng mặt cầu. Trong quá trình chế tạo phiến dầm này, chiều dày bản cánh của dầm cánh T lớn hơn so với chiều dày thiết kế và độ dốc ngang thực tế chưa tới độ dốc ngang yêu cầu là 2%.
Trong quá trình thi công, giám sát, đơn vị tư vấn và nhà thầu đã đánh giá dầm cầu đảm bảo khả năng chịu lực theo thiết kế và đưa ra giải pháp khắc phục độ bằng phẳng, khả năng thoát nước nhằm đảm bảo mặt cầu sau khi thảm bê tông nhựa đáp ứng yêu cầu về độ bằng phẳng. Theo yêu cầu xử lý của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, nhà thầu sẽ sử dụng vữa Sika grout 214 - 11 để bù vênh vị trí chênh cao độ.
Ban QLDA 2 khẳng định, nhà thầu có trách nhiệm sửa chữa mọi sai sót của dự án, hư hỏng theo quy định trong hợp đồng dự án.
Cầu sông Cấm có tổng mức đầu tư là gần 11.850 tỷ đồng, dài 15,6km đi qua địa bàn quận Hải An và huyện Cát Hải của TP.Hải Phòng. Dự án gồm phần đường và cầu, trong đó phần vượt biển dài 5,44km, bề rộng mặt cầu 16m, thiết kế 4 làn xe chạy. Dự kiến, Dự án sẽ được thông xe kỹ thuật trong tháng 8/2017 này.
Chùm ảnh về cây cầu trước ngày thông xe...