Mỗi ngày, trẻ em ở độ tuổi đến lớp có 3 bữa ăn cơ bản là sáng, trưa và tối, chưa kể những bữa phụ. Trong đó, bữa trưa và bữa ăn phụ ở trường học không chỉ cung cấp dinh dưỡng để các em phát triển mà còn cung cấp năng lượng để các em hoạt động, học tập. Vì vậy, bữa ăn học đường- trong đó có sữa học đường có vai trò thiết yếu đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của các em.
Từ 2013-2014, Tập đoàn TH đã tiên phong triển khai Chương trình Sữa học đường với mục tiêu p nâng cao tầm vóc cho trẻ em lứa tuổi vàng; đề xuất và đấu tran vì các tiêu chuẩn, quy chuẩn minh bạch cho sữa học đường để tránh tình trạng sữa kém chất lượng tuồn vào trường học. Cuối năm 2018,Tập đoàn TH đãcông bố Đề án Dinh dưỡng người Việt với 6 tiểu đề án hướng đến các nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù, được đúc kết từ thành công của Nhật Bản trong việc đảm bảo dinh dưỡng học đường, bữa ăn học đường.
Tuy nhiên, để tối ưu sự phát triển thể lực, tầm vóc của trẻ em, dinh dưỡng là một yếu tố cần nhưng chưa đủ, Ngoài dinh dưỡng, các hoạt động thể chất, việc vận động và tập luyện thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Dinh dưỡng và vận động là hai mũi nhọn cần được quan tâm, để thay đổi tầm vóc của thế hệ trẻ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm 10% số người thiếu hoạt động thể lực, kiểm soát thừa cân béo phì dưới 15%, kiểm soát gia tăng huyết áp dưới 30%. Để đạt được mục tiêu này, người trẻ cần vận động thể dục thể thao 1-2 tiếng mỗi ngày.
Tại trường học, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục thể chất trở thành một môn chính thống với thời lượng 70 tiết/năm. Đồng thời, các câu lạc bộ thể thao được khuyến khích thành lập để gia tăng thời gian vận động của học sinh. Các nhà quản lý giáo dục tại Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương, đề án nhằm phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học.
Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn khoa học, việc kết hợp tập luyện thể thao thường xuyên chính là bí quyết hiệu quả giúp cuộc sống của người trẻ trở nên tràn đầy năng lượng tích cực. Thống kê cho thấy, những người vận động thường xuyên luôn cảm thấy khỏe khoắn và vui vẻ hơn những người không vận động. Vận động thể chất có tác dụng cải thiện chức năng não một cách rõ rệt, gia tăng sự tỉnh táo và tập trung, đồng thời giảm bớt căng thẳng. Những người vận động nhiều thường có nhiều giao tiếp xã hội và có khả năng giải quyết những áp lực trong cuộc sống tốt hơn.
Các hoạt động thể lực không chỉ mang lại lợi ích cho cơ thể mà nó còn có những tác động đáng kể đến cảm xúc. Đặc biệt với thanh thiếu niên trong độ tuổi học tập, vận động giúp cho việc tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, hỗ trợ cho cảm xúc tâm lý ổn định, lạc quan, hướng tới những điều tích cực.