Campuchia cho phép Hội Khmer-Việt Nam vào danh sách của Bộ Nội vụ

(TTXVN/Vietnam+)| 17/06/2018 00:29

Bộ Nội vụ Campuchia ban hành quyết định cho phép "Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia" (KVA) đăng ký vào danh sách hội của Bộ Nội vụ Campuchia, thay thế cho tên cũ là “Hội Liên hiệp Khmer-Việt Nam tại Vương quốc Campuchia," được thành lập từ năm 2003.

Campuchia cho phép Hội Khmer-Việt Nam vào danh sách của Bộ Nội vụ
Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia Châu Văn Chi trao con dấu mới cho các ban và chi hội thành viên. (Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN tại Campuchia)
Theo quyết định ban hành ngày 9/5 trên, Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia phải hoạt động theo Luật Hội và Tổ chức phi chính phủ, các văn bản pháp quy hiện hành và Điều lệ của hội như đã lưu giữ tại Bộ Nội vụ, không được phân biệt, kỳ thị chủng tộc, màu da, giới tính hoặc tôn giáo. Kèm theo quyết định trên là Điều lệ của hội gồm 39 điều đã được lưu trữ tại cơ quan chức năng Campuchia theo luật định. 
Theo điều lệ trên, hội có mục đích tập hợp bà con Khmer gốc Việt Nam và bà con người Việt Nam là nhà đầu tư, người làm ăn, sinh sống hợp pháp ở Vương quốc Campuchia để cùng nhau đoàn kết, nâng cao đời sống ngày càng tốt hơn. 

Mục tiêu của hội là ủng hộ tinh thần và vật chất, tuyên truyền về phong tục tập quán, truyền thống dân tộc Khmer và luật pháp hiện hành của Vương quốc Campuchia cho các hội viên; đồng thời thúc đẩy, nâng cao đời sống thông qua việc hỗ trợ vật chất, tiền bạc cho những người dân nói chung gặp khó khăn, bị thiên tai hoặc bị các tai họa khác; góp phần cùng Chính phủ Vương quốc Campuchia đẩy mạnh công tác xã hội, nhân đạo và xóa nạn mù chữ. 

Điều lệ nêu rõ hội có trụ sở tại thủ đô Phnom Penh, có biểu tượng và con dấu riêng. Biểu tượng là một vòng tròn giữa có trái tim hồng, vừa là chữ V cách điệu, vừa là hoa văn truyền thống của văn hóa Khmer, với ngôi sao năm cánh, thể hiện sự gắn bó, đoàn kết và tình yêu thương của cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia. 

Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội, dưới đó là Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Ngoài các đơn vị giúp việc, hội có sáu ban trực thuộc gồm Ban Văn hóa giáo dục, Ban Doanh nhân, Ban Thầy thuốc tình nguyện, Ban Thanh niên, Ban Phụ nữ và Ban Người cao tuổi, cùng các chi nhánh tại 25 tỉnh, thành của Campuchia. 

Ngày 16/6, lãnh đạo hội đã tổ chức lễ trao con dấu mới cho các ban và các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. 

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Châu Văn Chi nhấn mạnh Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia hoạt động theo bản sắc là trung lập, không tìm kiếm lợi nhuận, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt xu hướng chính trị, không làm chính trị, không làm công cụ của đảng phái chính trị,…, tức hội chỉ phục vụ lợi ích của các thành viên của mình. 

Cũng phát biểu nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh nhấn mạnh việc Bộ Nội vụ Campuchia chính thức đưa Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia vào danh sách các hội được phép thành lập và hoạt động tại Vương quốc Campuchia theo Luật mới về hội và các tổ chức phi chính phủ năm 2015 là một tin vui đối với cộng đồng người Việt tại Campuchia - một trong những bộ phận không thể tách rời với của nhân dân và dân tộc Việt Nam. 

Đại sứ bày tỏ tin tưởng với truyền thống hoạt động của hội trong 30 năm qua, với tư cách pháp nhân và cơ cấu tổ chức có những điểm mới, được chính quyền Campuchia công nhận, hội sẽ tiếp tục có những hoạt động tích cực, hữu ích cho cộng đồng cũng như xã hội Campuchia, góp phần xứng đáng vào việc tăng cường tình hữu nghị truyền thống giữa Campuchia và Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Campuchia cho phép Hội Khmer-Việt Nam vào danh sách của Bộ Nội vụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO