Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi cử phải trung thực nhưng kỳ thi nào cũng vi phạm

Bảo Hân/HNM| 27/10/2018 10:50

Chiều 26-10, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã dành nhiều thời gian giải trình về một trong những vấn đề được nhiều đại biểu, nhân dân và cử tri quan tâm là đổi mới thi cử.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi cử phải trung thực nhưng kỳ thi nào cũng vi phạm
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.

Đầu phát biểu, Bộ trưởng nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo liên quan đến mọi người, mọi nhà. Trong đó có những vấn đề đã nhận thức ra nhưng khắc phục cần có thời gian và có sự chung tay của cả hệ thống chính trị và người dân.

Những "Đồi Ngô", "Phú Xuyên"... đã giảm nhiều

Nghị quyết 29-NQ/TƯ năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT quy định rõ mục tiêu của việc đổi mới tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực, ít tốn kém cho xã hội và trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh và làm cơ sở để xét tuyển cao đẳng, đại học (CĐ-ĐH) trong cả nước. Chính phủ cũng có Nghị quyết 44-NQ/CP năm 2014 với yêu cầu đổi mới hình thức, phương pháp thi cử, tiến tới một kỳ thi đáp ứng được tất cả những yêu cầu mà Nghị quyết 29-NQ/TƯ đã đặt ra.

"Cho đến nay, chúng tôi thực hiện đúng chủ trương này, và đặt ra lộ trình trong 6 năm (từ 2015-2020) sẽ tổ chức thi theo hướng một kỳ thi, vừa đánh giá được năng lực học sinh tốt nghiệp THPT,  vừa làm cơ sở cho các trường CĐ-ĐH xét tuyển. Đây là kỳ thi đã cân nhắc rất nhiều phương án" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Ông cũng đánh giá, qua các năm thực hiện kỳ thi "2 trong 1", mục tiêu đặt ra là giảm áp lực, đỡ tốn kém cho xã hội đã được chứng minh rõ. Nhiều người dân, học sinh đón nhận phương án thi này. Về tính khách quan, trung thực, việc đổi mới thi qua hình thức trắc nghiệm cũng đã khá rõ. Tỷ lệ quay cóp giảm nhiều so với trước kia. Những "Đồi Ngô", "Phú Xuyên"... đã giảm rất nhiều. 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi cử phải trung thực nhưng kỳ thi nào cũng vi phạm
Thảo luận tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng cần phải chỉ rõ bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm cho những sai phạm được phát hiện trong thi cử, qua đó đề ra biện pháp khắc phục hậu quả, lấy lại lòng tin của người dân.

Kiên định đổi mới thi cử

"Thi cử phải trung thực nhưng theo chúng tôi quan sát, kỳ thi nào cũng có vi phạm về độ trung thực. Vấn đề là khắc phục đến mức tối đa. Năm vừa rồi bộc lộ rõ về độ không trung thực và chúng tôi có xử lý" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập đến hàng loạt sai phạm được phát hiện trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng một lần nữa nêu quan điểm xử lý những sai phạm trên là "làm đến nơi đến chốn, rõ ràng, nghiêm minh, và Bộ Công an đã phối hợp làm rõ những đối tượng, sai đến đâu xử đến đó. Hiện nay, đã phát hiện, xử lý chính thức 11 người theo đúng pháp luật và xác định 151 thí sinh vi phạm quy chế thi, tới đây sẽ tiếp tục làm rõ. 

Bộ trưởng phát biểu: "Tinh thần sai là sửa và sửa nghiêm theo đúng quy chế. Bộ GD-ĐT cũng như cá nhân tôi phản đối và kiên quyết chống tiêu cực".

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về rà soát lại toàn bộ quy trình về thi và chấm thi, cũng như rút kinh nghiệm qua thực tiễn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ kiên định định hướng đổi mới về kỳ thi theo đúng tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ đã đặt ra, đặc biệt là mục tiêu ra đề thi bám sát trình độ, kiến thức phổ thông và có sự phân hoá cần thiết để làm cơ sở cho các trường CĐ- ĐH xét tuyển.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
  • Hơn 2.000 người dân Thủ đô được khám chữa bệnh miễn phí
    Hơn 2.000 người dân Thủ đô được các thầy thuốc trẻ của các bệnh viện tuyến Trung ương và Hà Nội khám tầm soát miễn phí các bệnh ung thư, phổi, tim mạch, thận... Những trường hợp nghi ngờ được chuyển khám chuyên sâu, nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi cử phải trung thực nhưng kỳ thi nào cũng vi phạm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO