Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo

Bảo Hân/HNM| 28/05/2019 09:51

Ngày 27-5, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV, sau khi nghe Đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo theo hình thức mới bằng video clip, thảo luận ở hội trường, nhiều đại biểu đã chỉ ra những vấn đề được coi là tồn tại, hạn chế và yếu kém hiện nay trong công tác quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai, đặc biệt là quy hoạch đô thị.

Những bất cập, hạn chế

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, qua giám sát, Đoàn giám sát đã ghi nhận trách nhiệm cao của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị. Qua đó, diện mạo đô thị thay đổi rõ rệt, hình thành không gian sống tốt hơn cho người dân… 

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ tình trạng một số dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí. Ở một số đô thị, công tác quản lý thực hiện theo quy hoạch chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn tới việc triển khai vượt quá các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gây lãng phí đất đai và nguồn lực xã hội.

Theo báo cáo, hiện cả nước có 11.390 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 đến 6 lần, quy hoạch điều chỉnh luôn có xu hướng tăng tối đa lợi ích cho nhà đầu tư, giảm tiện ích công cộng và lợi ích của người sử dụng, như tăng số tầng, diện tích sàn, tăng mật độ xây dựng, giảm diện tích cây xanh…

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu chỉ rõ những bất cập, hạn chế. Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương), từ những vi phạm lớn, điển hình như việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam hay việc xà xẻo các mảnh đất vàng tại các đô thị lớn… có thể chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm của nó vốn là những vụ việc có tính chất phức tạp hơn mà không ít trong số đó từng hiện diện trên mặt báo, nhưng chưa được nhắc trong báo cáo lần này còn gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương).
Đề cập những hạn chế của công tác quy hoạch, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) nhận định, một số trường hợp quản lý do thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm trong việc đưa ra dự báo về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thiếu tầm nhìn bao quát, dài hạn nên chất lượng công tác quy hoạch đô thị chưa cao; thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi dẫn đến nhiều quy hoạch sau khi được phê duyệt điều chỉnh tổng thể phải điều chỉnh nhiều lần. 

Có những khu vực đã quy hoạch nhưng do chi phối của các doanh nghiệp nên quy hoạch bị thay đổi, gây bức xúc cho người dân.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình).

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai) cho rằng, chất lượng quy hoạch đô thị thể hiện kiểu tư duy nhiệm kỳ, thậm chí có dấu hiệu lợi ích nhóm, bị nhà đầu tư chi phối, dẫn dắt làm thay đổi quy hoạch gây bức xúc dư luận. 

“Cử tri kỳ vọng trụ sở cũ của các cơ quan di dời sẽ trở thành vườn hoa, công viên, công trình tiện ích chứ không phải là những tòa nhà, chung cư chọc trời của các đại gia”, đại biểu Đinh Duy Vượt nêu ý kiến. 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo
Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai).

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Đoàn Nghệ An) trích dẫn con số 1.390 dự án có quy hoạch điều chỉnh từ một đến sáu lần để phản ánh về chất lượng công tác quy hoạch cũng như thực trạng việc lợi dụng chính sách để trục lợi.

Đề xuất các nhóm giải pháp khắc phục

Cùng với việc nêu ra những hạn chế, tồn tại, các đại biểu kiến nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát tổng thể tình hình sử dụng đất đai trong cả nước, kịp thời khắc phục vi phạm trong lĩnh vực đất đai, quản lý đô thị, trên cơ sở làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, có biện pháp xử lý và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ mười. 

“Tôi cho rằng đây là hành động thể hiện rõ nhất và kịp thời nhất sau kết quả của cuộc giám sát lần này”, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Đoàn Nghệ An) nêu.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà giải trình những vấn đề đại biểu quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) kiến nghị, Quốc hội phải có nghị quyết đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương rà soát các dự án giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch; thu hồi những dự án có khả năng thực hiện đấu thầu công khai bảo đảm sự cạnh tranh trong việc xác định giá sử dụng đất và quyền sử dụng đất trong phát triển đô thị. 

Các Ủy ban của Quốc hội cần phải kịp thời phát hiện các mâu thuẫn trong chồng chéo, thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật để kiến nghị Quốc hội sớm, kịp thời xem xét, bổ sung điều chỉnh hành lang pháp lý, an toàn thống nhất. 

Cũng tại phiên thảo luận, báo cáo thêm một số vấn đề mà đại biểu quan tâm về nâng cao chất lượng và tính minh bạch của quy hoạch đô thị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, để hạn chế tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, trước mắt, Bộ đã tham mưu Chính phủ trình và được Quốc hội thông qua nội dung trong Luật sửa đổi 37 luật liên quan đến quy hoạch, trong đó có hai ý quan trọng là việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện theo trình tự, thủ tục đúng như việc lập quy hoạch và bãi bỏ giấy phép về quy hoạch.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát, sớm đưa ra công cụ có thể tổ chức đánh giá việc thực hiện quy hoạch thường xuyên, hiệu quả hơn, loại bỏ ngay quy hoạch treo, dự án treo. Năm 2019, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành việc xây dựng Cổng thông tin điện tử quy hoạch về quy hoạch đô thị. Đây được coi là công cụ giám sát việc thực hiện quy hoạch, hạn chế nhiều ý kiến phản ánh rằng lấy quy hoạch đô thị là công cụ tạo ra lợi ích nhóm.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đồng tình rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quy hoạch quản lý đất đai cũng như mối quan hệ giữa các quy hoạch như quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch ở địa phương đã bộc lộ những bất cập trong việc xử lý khâu xây dựng, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch và mối quan hệ giữa các quy hoạch với quy hoạch gốc.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian tới quy hoạch đất đai cần tính toán để đưa quy hoạch vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa phản ánh được trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu. Trong đó, các quy hoạch phải giải quyết được bài toán kinh tế, hài hòa hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường, giải quyết được bài toán giữa hôm nay và mai sau. Cùng với đó, cần công khai, minh bạch các quy hoạch để nhân dân giám sát, từ đó việc quản lý đất đai sẽ tốt hơn.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng giải trình tiếp thu ý kiến của các đại biểu.

Làm rõ thêm tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hệ thống chính sách về quy hoạch, quản lý đất đai tại đô thị, trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ tập trung vào một số giải pháp, trong đó chú trọng nâng chất lượng quy hoạch, thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật, công khai các thông tin về quy hoạch để người dân biết và giám sát. 

Cùng với đó là tăng cường kiểm soát sử dụng đất đai theo đúng quy hoạch, khắc phục tình trạng quy hoạch treo… Một giải pháp khác được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề cập là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đáp ứng yêu cầu chính đáng của người dân; tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn các nhà đầu tư phát triển các dự án đô thị, nông nghiệp, dịch vụ theo đúng các quy định của pháp luật; xây dựng các cơ chế kiểm soát việc xác định giá đất đảm bảo tính công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng sẽ tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai phát triển đô thị trên toàn quốc, trong đó tập trung vào thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư phát triển đô thị, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý đất đai, quản lý phát triển đô thị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, xử lý nghiêm các cán bộ sai phạm, tiêu cực theo đúng quy định của pháp luật…

Kết thúc phiên thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết đã có 32 đại biểu phát biểu ý kiến, một đại biểu tham gia tranh luận. Bộ trưởng các bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Thủ tướng Chính phủ giải trình tiếp thu những vấn đề giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhận định, không khí thảo luận sôi nổi, sâu sắc, trách nhiệm, mang tính xây dựng. 

Đa số ý kiến đại biểu đánh giá tích cực sự cố gắng của đoàn giám sát, cơ bản nhất trí với báo cáo giám sát. Cũng có một số ý kiến bổ sung thêm một số vấn đề báo cáo giám sát đề cập chưa sâu hoặc chưa đề cập đến.

Ý kiến của đại biểu sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu cứu tiếp thu. Đoàn giám sát cùng các cơ quan liên quan của Chính phủ sẽ hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết về về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 trình Quốc hội thông qua.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ đỗ lớp 10 công lập năm học 2025-2026
    Chiều 8/4, tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025-2026, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, dự kiến 64% học sinh vào lớp 10 công lập.
  • Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề “Bắc Kạn lung linh sắc màu”
    Lễ hội Carnaval đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” chính thức khai mạc vào 20 giờ tối 8/4. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025 và chào mừng 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sớm đưa ra công cụ đánh giá quy hoạch, loại bỏ dự án treo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO