Bí thư Hà Nội: ‘Giữ được một cây xanh cũng quý’

vnexpress.net| 06/06/2017 08:49

Theo ông Hoàng Trung Hải, trồng trăm năm mới có những hàng cây cổ thụ nên thành phố chỉ di dời cây xanh trong trường hợp bất khả kháng.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 5/6, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay, thành phố chưa có quyết định chính thức đối với hai vấn đề, gồm di dời 1.300 cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng và Sở Xây dựng lấy ý kiến thay thế toàn bộ xà cừ trên địa bàn Thủ đô.
bi-thu-ha-noi-giu-duoc-mot-cay-xanh-cung-quy

Hàng cây xà cừ bên hồ Thủ Lệ đã bị di dời làm đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Sơn Dương.

Với việc di dời 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng để thi công vành đai 3, ông Hải nói, tuyến giao thông đó không chỉ có đường bộ mà cả đường trên cao nối đến tận cầu Thăng Long. 

“Có ý kiến giữ lại hàng cây. Ai cũng muốn giữ nhưng chạy đường trên cao thì không giữ nổi. Thành phố sẽ bàn với Bộ Giao thông và đang tổ chức lấy ý kiến xem có phương án gì khác không.Tôi đã chỉ đạo sau khi lấy ý kiến nhân dân thì phải trả lời rõ ràng”, ông Hải nói.

Bí thư Hà Nội cho rằng, các dự án đầu tư xây dựng đều tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước và khi làm phương án giải phóng mặt bằng thì tiến hành lấy ý kiến người dân. Ông bày tỏ quan điểm “chặt cây đi ai cũng tiếc, mình đang trồng chả được”, nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm, “chẳng lẽ dừng lại không làm gì”.

Việc Sở Xây dựng thành phố lấy ý kiến thay thế toàn bộ cây xà cừ, ông Hải nói "đây không phải vấn đề đơn giản". Sở tổ chức hội thảo để lấy ý kiến xem cây xà cừ có phù hợp với đô thị không, để sau này trồng mới sẽ không sử dụng loại cây này nữa.

“Cây trồng rồi, to đùng thì cứ để đấy cần gì phải thay. Còn trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được mới phải di dời. Giữ một cái cây là quý lắm, cả trăm năm mới được như thế”, ông Hải nói.

Theo lãnh đạo Hà Nội, “nếu chứng minh được việc di dời cây xanh là cần thiết và bắt buộc, thì phải tổ chức đánh chuyển đảm bảo cây sống sau khi di dời với tỷ lệ cao nhất”.

Cây xanh Hà Nội được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài, trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Tổng số cây trồng khoảng 50.000, với các loại chủ yếu như: xà cừ, muồng, bằng lăng, phượng, sấu...

Thống kê chưa đầy đủ, hiện Hà Nội có hơn 4.000 cây xà cừ già cỗi (các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông chưa thống kê), được trồng ở đường phố Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Hoa Thám, La Thành, đường Láng, Trần Thánh Tông, Yên Phụ...

Năm 2015, thành phố thực hiện đề án thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, việc chặt hạ thay thế cây gặp phản ứng của nhiều người dân. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu tạm dừng thực hiện đề án để thanh kiểm tra. Kết quả thanh tra chỉ ra nhiều sai sót, những cá nhân tổ chức liên quan đã bị kỷ luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Bí thư Hà Nội: ‘Giữ được một cây xanh cũng quý’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO