Bí mật rợn người về đội thí nghiệm trên người của Nhật

Hoài Linh/VNN| 13/05/2018 10:07

Câu chuyện kinh hoàng về đơn vị 731 của Nhật chuyên tiến hành những thí nghiệm khủng khiếp trên người dưới vỏ bọc "nghiên cứu chiến tranh" trước và trong Thế chiến II lại một lần nữa được phơi bày.

Hơn 3.000 người, chủ yếu là người Trung Quốc và cả tù binh chiến tranh Nga, Anh, Mỹ đã bị các nhà nghiên cứu của đơn vị 731 cắt xẻ thịt khi còn sống, bị tiêm nhiễm bệnh dịch hạch và bị coi như chuột bạch để trị bệnh hoại tử vì tê cóng.

Sự thật,rùng rợn,đội thí nghiệm trên người,đơn vị 731,Nhật

Đơn vị 731 được thành lập năm 1936 ở Cáp Nhĩ Tân, đông bắc Trung Quốc để quân đội Nhật hoàng tiến hành nghiên cứu về các mầm bệnh thời chiến, khả năng của vũ khí và những giới hạn của con người. Hoạt động của đơn vị 731 là hoàn toàn bí mật. Trong Thế chiến II, trụ sở của đơn vị này ban đầu được mô tả là xưởng cưa, rồi nhà máy lọc nước và tới ngày này, không phải ai cũng biết về việc làm của đơn vị 731.

Hình ảnh về những nghiên cứu và thử nghiệm ghê rợn của đơn vị trên mới đây đã xuất hiện trong cuốn sách có nhan đề Đơn vị 731: Phòng thí nghiệm của ác quỷ, Auschwitz của phương Đông, Daily Mail đưa tin. Các bức ảnh cho thấy binh sĩ Nhật tham gia giải phẫu sống - tiến hành những cuộc phẫu thuật trên người sống để nghiên cứu các bộ phận và mô sống.

Sự thật,rùng rợn,đội thí nghiệm trên người,đơn vị 731,Nhật

Các thí nghiệm và giải phẫu trên nam, nữ và trẻ em đều được tiến hành trong tình trạng không tiêm thuốc tê để kết quả không bị thuốc tác động. Các tù nhân sẽ bị cho nhiễm bệnh, rồi sau đó, nội tạng của họ được lấy để các nhà khoa học nghiên cứu tác động của bệnh trước khi nó phân hủy.

Ngoài ra, tù nhân còn bị chặt tay chân để các nhà khoa học thuộc đơn vị 731 nghiên cứu tình trạng mất máu. Tiếp đó, các bộ phận sẽ được gắn lại ở phía bên kia của cơ thể, các tài liệu ghi chép cho thấy.

Sự thật,rùng rợn,đội thí nghiệm trên người,đơn vị 731,Nhật

Các nhà khoa học Nhật còn dùng tù nhân để nghiên cứu các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo đó, các tù nhân nhiễm bệnh giang mai bị ép quan hệ tình dục với tù nhân khỏe mạnh để nghiên cứu virus lây lan như thế nào. Cũng theo các nhà sử học, các bác sĩ Nhật thời Thế chiến II đã tiêm máu động vật vào người sống hoặc buộc người nhiễm bệnh ở chung xà lim với người khỏe để tìm hiểu cách thức lây nhiễm bệnh.

Một số nạn nhân của đơn vị 731 đã chết, một số khác được cho là bị chôn sống hoặc chết chìm. Ngoài việc tiến hành các thí nghiệm ghê rợn, đơn vị 731 còn thả vi khuẩn gây bệnh thương hàn, tả và nhiều bệnh khác xuống hệ thống nước ở các làng của Trung Quốc.

Sự thật,rùng rợn,đội thí nghiệm trên người,đơn vị 731,Nhật

Theo Japan Times, gần đây cơ quan lưu trữ quốc gia Nhật đã công bố tên của 3.607 thành viên của đơn vị 731 khét tiếng. Đây là lần đầu tiên, hầu hết tên thật và địa chỉ của các thành viên đơn vị 731 được tiết lộ trong các tài liệu chính thức, giáo sư trường đại học Shiga là Katsuo Nishiyama cho biết.

Ban đầu, Chính phủ Nhật phủ nhận sự tồn tại của đơn vị 731. Tuy nhiên, tới năm 1998, tòa án tối cao Nhật đã thừa nhận gián tiếp về lực lượng này qua một phán quyết.

Người chịu trách nhiệm chính về đơn vị 731 là Trung tướng Shiro Ishii cũng như nhiều nhân vật khác đã được Tòa án quân sự quốc tế khu vực Cận đông miễn trừ xét xử sau khi họ giao cho Mỹ các dữ liệu thí nghiệm về mầm bệnh thời chiến.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Bí mật rợn người về đội thí nghiệm trên người của Nhật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO