Bất ngờ: 2 phiên bản điện ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng ra rạp

kinhtedothi| 01/06/2022 08:09

Tiết lộ của đơn vị sản xuất, ngoài bộ phim điện ảnh "Em và Trịnh" từng được quảng bá sẽ có một phiên bản điện ảnh khác ra rạp cùng thời điểm với tên gọi "Trịnh Công Sơn".

Việc cùng lúc có 2 bộ phim điện ảnh về tiểu sử của một nhân vật ra rạp là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.
Tiết lộ bất ngờ dự án phim về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trước ngày khởi chiếu chính thức
Tiết lộ bất ngờ dự án phim về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trước ngày khởi chiếu chính thức

Một kịch bản, hai phim ra rạp

Trước ngày khởi chiếu chính thức “Em và Trịnh” vào ngày 17/6, đơn vị sản xuất công bố sẽ có một dự án điện ảnh khác về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ ra mắt cùng thời điểm. Bộ phim có tên gọi “Trịnh Công Sơn”. Cả hai phim đều có chung một kịch bản và một đạo diễn Phan Gia Nhật Linh.

Điểm khác của 2 phiên bản điện ảnh, nếu “Em và Trịnh” khắc họa một Trịnh Công Sơn đời thường thì phiên bản “Trịnh Công Sơn” mang hơi hướng phim thần tượng.

Đại diện nhà sản xuất, ông Lương Công Hiếu, CEO của Galaxy EE cho biết: “Việc có tới hai bộ phim cùng lúc về Trịnh Công Sơn là một bất ngờ với chính chúng tôi! Năm năm trước, khi bắt tay vào sản xuất, chúng tôi chỉ định làm một tác phẩm điện ảnh thật chỉn chu về huyền thoại âm nhạc Trịnh Công Sơn. Nhưng khi xem kết quả của gần 1.000 giờ quay, chúng tôi kinh ngạc phát hiện ra, có đến hai câu chuyện, hai góc nhìn khác biệt về người nghệ sĩ, mà khía cạnh nào cũng đặc biệt thú vị. Chúng tôi vô cùng thích thú và muốn chia sẻ điều đó với khán giả”.

Theo quan điểm của đơn vị sản xuất, một người đã sống và trở thành huyền thoại như Trịnh Công Sơn vốn đã có nhiều câu chuyện, cũng như để kể về một người như ông hẳn là điều không hề dễ dàng.

Chính vì vậy, với hai góc nhìn khác biệt, đoàn làm phim “Em và Trịnh” tin rằng khán giả có thể nhìn nhận một cách trọn vẹn hơn về Trịnh Công Sơn - một nhạc sĩ tài hoa với những nét đời thường và một con người bình thường đã viết nên những lời ca sống mãi với thời gian.

Ca sĩ Bùi Lan Hương sẽ đảm nhận vai ca sĩ Khánh Ly thời trẻ
Ca sĩ Bùi Lan Hương sẽ đảm nhận vai ca sĩ Khánh Ly thời trẻ

Khán giả hoang mang?

Bộ phim “Em và Trịnh” có thời lượng 136 phút, bối cảnh trải dài 3 thập kỷ, kể câu chuyện cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ. Ngoài tiểu sử nhân vật chính, câu chuyện “Em và Trịnh” có thêm tuyến Michiko và Trịnh Công Sơn ở tuổi trung niên.

Âm nhạc và những “bóng hồng” gắn bó với nhạc sĩ giai đoạn này cũng là mảng đề tài tạo sức hút với khán giả. Những thước phim tươi tắn, cảm động, khai thác câu chuyện tình đầy thi vị của người nhạc sĩ tài hoa.

Cũng khai thác chủ đề tuổi trẻ, nhưng phiên bản điện ảnh “Trịnh Công Sơn” có thời lượng 95 phút. Bộ phim khắc họa chân dung một chàng thư sinh đa tài lãng tử rồi trở thành “nhạc sĩ viết tình ca hay nhất thế kỷ” với ca khúc về tình yêu, thân phận con người.

Dù chưa tiết lộ cụ thể nội dung chính của tác phẩm, bộ phim hứa hẹn sẽ phản ánh chân thực về một phần đời của người nhạc sĩ đã sống và sáng tác trong chiến tranh với tình yêu cứu rỗi thân thế, vượt lên khổ đau, phản đối chiến tranh, đề cao tự do nhân loại.

Cùng đề tài, khác biệt về lối khai thác, hai phiên bản về cuộc đời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngay từ khi công bố đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều. Có đánh giá cho rằng, việc được xem 2 phiên bản phim cùng đề tài sẽ tạo cảm giác thú vị, tò mò nhưng cũng có phần mạo hiểm cho nhà sản xuất.

Bởi, nếu 2 phiên bản tạo được dấu ấn, đây sẽ là dự án nghệ thuật mở lối riêng nâng tầm điện ảnh Việt. Trái ngược, nếu là “bom xịt” chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi và ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của bộ phim khi có kinh phí đầu tư “khủng”.

Hơn nữa, việc chia nhỏ tác phẩm này cũng khiến không ít khán giả hoang mang khi chưa biết nên xem phiên bản nào, trình tự phim ra sao để có thể thưởng thức trọn vẹn tinh thần của tác phẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Bất ngờ: 2 phiên bản điện ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng ra rạp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO