Tin tức

Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận hiện vật quý từ Giáo sư người Nhật trao tặng

Thụy Phương 12/09/2023 18:46

Một cuốn sổ tập hợp các bài báo trích từ Nhật báo Asahi Shimbun về sự kiện 30/4/1975 của nhân dân Việt Nam do Giáo sư người Nhật Murakami dày công sưu tầm và gìn giữ suốt gần 50 năm qua vừa được trao tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Lễ tiếp nhận hiện vật đã được Bảo tàng tổ chức sáng ngày 12/9.

GS.TS Shunsuke Murakami là Giáo sư danh dự thuộc Đại học Senshu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội, Đại học Senshu (Nhật Bản). Từ khi còn là thiếu niên, những hình ảnh mà báo chí Nhật Bản đưa tin về chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã để lại cho GS. Murakami nhiều cảm xúc mãnh liệt.

Trở thành sinh viên Đại học trong giai đoạn cuộc chiến ở Việt Nam vẫn đang diễn ra khốc liệt, GS. Murakami đã từng xuống đường tham gia phong trào sinh viên phản chiến nhằm kêu gọi nền hòa bình, độc lập cho Việt Nam. Ông tiếp tục duy trì mối quan tâm đặc biệt đối với các diễn biến chiến tranh ở Việt Nam. Đặc biệt, các tin tức thời sự về sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30/4/1975, đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với Giáo sư.

GS. Murakami đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1997 khi còn là nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội thuộc Đại học Senshu. Sau đó, ông đã đến Việt Nam nhiều lần trong vai trò Trưởng ban hoặc Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội. Đây là lần thứ 9 Giáo sư trở lại Việt Nam và tham dự Hội thảo kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

z4686779151293_2fba6b491528171d68a1cd156ce5483e.jpg
GS.TS Shunsuke Murakami phát biểu tại lễ tiếp nhận hiện vật.

Tại lễ tiếp nhận hiện vật, GS. Murakami bày tỏ niềm vui và xúc động khi tham dự lễ tiếp nhận do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức. Ông cũng gửi lời cảm ơn những người đã giúp mình kết nối để hiện vật này đến được Bảo tàng.

Giáo sư Murakami chia sẻ, tất cả các bài viết trong sổ sưu tập báo chí mà mà ông trao tặng bảo tàng Báo chí Việt Nam đều là các bài báo đăng trên Nhật báo Asahi Shimbun - tờ báo thể hiện sự ủng hộ và dành nhiều thiện chí với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (còn gọi là Bắc Việt Nam) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Bài báo này được phát hành năm 1975.

z4686756216244_f480de6df0557aa0faf0ad07b8fd4775.jpg
Nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam Rumani tiếp nhận hiện vật Giáo sư Murakami trao tặng.

Tại lễ tiếp nhận hiện vật, TS. Đặng Thị Việt Phương, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam – người trực tiếp mang hiện vật về Việt Nam đã chia sẻ về cơ duyên cũng như hành trình đưa hiện vật đến với Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Chị Phương cho hay, cách đây 5 năm khi sang Nhật Bản để làm nghiên cứu, chị đã có dịp tới thăm phòng làm việc của GS. Murakami và được nghe ông “khoe” về tập báo ông cắt về tình hình của các nước trong đó có Việt Nam. Nhìn thấy những hiện vật này chị đã vô cùng xúc động vì không thể tưởng tượng được một người xa lạ, chưa từng có mối liên hệ nào trước đó với Việt Nam lại có thể sưu tập, gìn giữ hiện vật lâu đến vậy.

“Biết Giáo sư sắp nghỉ hưu và cần sắp xếp lại các tài liệu để lưu giữ, nên tôi gửi email bày tỏ mong muốn xin ông tập báo cắt này nếu Giáo sư không muốn lưu giữ nữa. Khi không nhận được hồi đáp của ông, tôi đoán chắc ông vẫn “lưu luyến” và mong muốn giữ lại. Tuy vậy, tôi vẫn canh cánh trong lòng về tập báo này bởi tôi nghĩ đó là tư liệu hết sức quý giá đối với Việt Nam. Và mới đây khi tới Nhật công tác tôi lại gửi email cho ông thêm lần nữa, thật vui là lần này ông đã đồng ý. Khi nhận tập báo từ Giáo sư tôi đã hứa với ông sẽ cố gắng chuyển hiện vật này tới đúng nơi cần để tình cảm của ông cũng như chứng tích của lịch sử này sẽ được lưu giữ lâu hơn, được nhiều người biết đến hơn. Thật may mắn khi về nước, nhờ sự kết nối của báo Hànộimới tôi đã tìm được nơi gửi gắm hiện vật phù hợp nhất", TS Đặng Thị Việt Phương chia sẻ.

afa.jpg
TS. Đặng Thị Việt Phương trao tặng hoa cho đại diện Bảo tàng Báo chí Việt Nam - đơn vị tiếp nhận hiện vật.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận hiện vật, nhà báo Hà Minh Huệ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cố vấn của Bảo tàng Báo chí Việt Nam bày tỏ sự trân trọng trước tình cảm mà GS. Murakami dành cho Việt Nam. Theo nhà báo Hà Minh Huệ, hiện vật mà GS Murakami là hiện vật của người nước ngoài đầu tiên hiền tặng cho Bảo tàng. “Hi vọng rằng, tại Bảo tàng, hiện vật mà GS. Murakami trao tặng sẽ được nhiều người biết đến và hiểu thêm về tình cảm của người nước ngoài đối với Việt Nam”, nhà báo Hà Minh Huệ nhấn mạnh.

123131.jpg
Tại buổi tiếp nhận hiện vật, Giáo sư Shunsuke Murakami được nghe giới thiệu về các nội dung trưng bày của Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Thay mặt Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng bày tỏ niềm vui, niềm xúc động khi được đón nhận hiện vật từ Giáo sư Shunsuke Murakami, đồng thời gửi lời cảm ơn đến GS. Murakami và những người đã kết nối để hiện vật đến được với Bảo tàng. Nhà báo Hồ Quang Lợi khẳng định: “Qua hiện vật của GS. Murakami có thể thấy rõ những đóng góp của báo chí quốc tế trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Cuốn sổ tập hợp các bài báo quý giá này góp phần làm phong phú thêm hiện vật của Bảo tàng - ngôi nhà di sản thiêng liêng của giới báo chí Việt Nam”. /.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp nhận hiện vật quý từ Giáo sư người Nhật trao tặng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO