Bảo Khánh, Minh Khiết và Quốc Lang - Tam Vị Đại Vương

Đặng Trần Tụy| 28/04/2020 08:40

(Thành hoàng làng Đông Ngàn, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội)

Bảo Khánh, Minh Khiết và Quốc Lang - Tam Vị Đại Vương
Chùa Đông Ngàn

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Định có một nhà gia thế. Một đêm người vợ nằm mộng thấy trên ngọn núi có rồng vàng bay lượn xung quanh đám mây, mùi thơm tỏa ra không trung, mây sắc đỏ rực rỡ. Mùi thơm còn bay xuống đầy cả nhà ông bà, tỏa mùi thơm phức. Người vợ khi tỉnh giấc kể lại cho chồng nghe giấc mơ lạ. Người chồng nói: “Đây là điềm tốt. Trời đã giáng phúc cho mình. Ta không phải lo phiền”. 

Rồi hai vợ chồng đi bái tạ thần phật. Một ngày sau về nhà, người vợ thấy trong người có sự khác thường, rồi bà có thai. Đủ mười bốn tháng, vào giờ Ngọ, ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thìn, bà sinh được một cậu con trai, trán rộng, mày cao, mặt phượng, tướng mạo khôi ngô. Mọi người trong nhà đều vui. Cha mẹ đặt tên cho con là Khánh. 

Đến năm 16 tuổi, Khánh người cao bảy thước, sức địch được nghìn người, lại thông minh, biết rộng. Người bốn phương nghe tiếng, ai cũng hâm mộ, nể phục. 

Năm Khánh ngoài 20 tuổi thì giặc Ân từ phương Bắc đến xâm lược nước ta. Vua Hùng Huy Vương đã vời chàng trai làng Phù Đổng thống lĩnh ba quân đi đánh giặc.

Hưởng ứng lời hiệu triệu của vua, Khánh Công từ vùng đất châu Hoan, châu Ái đã huy động được 500 người khỏe mạnh tạo thành một đội quân hùng dũng kéo về kinh thành tự nguyện đứng dưới cờ nghĩa. Khánh Công được vua khen: “Tài lược hơn người, kinh luân xuất chúng”. 

Vua Hùng Huy Vương rất mừng lại thêm cho Khánh Công năm vạn tinh binh, và 3.000 ngựa tốt để theo Thánh Gióng đi đánh giặc Ân. Khánh Công đánh thẳng vào trại giặc từ kinh thành đến trấn Vũ Ninh, rồi tiến qua xã Đông Ngàn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Tại đây, Khánh Công lập hành cung chia quân ra đồn trú các nơi xung yếu chặn đánh giặc Ân. 

Cũng vào thời gian này, ở trang Đông Ngàn có hai người con trai tài trí. Hai người cùng sinh năm Bính Thân. Một người họ Trần tên Trần Khiết Công sinh ngày mùng 10 tháng 2, một người họ Phạm tên Phạm Lang Công, sinh ngày mùng 1 tháng 2. Hai người ý hợp tâm đầu, chiêu tập được nhiều tráng đinh trong vùng luyện tập võ nghệ, tập hợp thành một đội quân tinh nhuệ. 

Nghe tin Khánh Công phụng mệnh triều đình đi đánh giặc, Khiết Công và Lang Công bèn đem tất cả nghĩa binh bản bộ cùng hợp binh với Khánh Công lên đường. Khánh Công rất vui mừng, coi Khiết Công và Lang Công như anh em. 

Dẹp xong giặc Ân, quân ta đại thắng ca khúc khải hoàn. Tại kinh đô nhà vua mở hội khen thưởng các tướng sĩ. Vua Hùng Huy Vương truy tặng chàng trai anh hùng người làng Phù Đổng Thiên Vương, cấp thêm cho dân làng Phù Đổng một trăm khoảnh ruộng để bốn mùa đèn hương thờ cúng.

Các vị phó tướng đều được ban chức tước và sắc phong:

Khánh Công phong là Bảo Khánh Đại Vương. Khiết Công phong là Minh Khiết Đại Vương. Lang Công phong là Quốc Lang Đại Vương.

Nhà vua cho ba vị hưởng lộc tại xã Đông Ngàn (nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Lại nói, sau khi dẹp giặc xong, thiên hạ thái bình, quốc gia vô sự, Khánh Công bèn xa giá nhàn du ở những nơi có cảnh đẹp. 

Ngày tháng thoi đưa, Khánh Công, Khiết Công, Lang Công đều đã ngoài 80 tuổi. Ngày 10 tháng 8, cả ba ông, đều không bệnh tật, tự nhiên qua đời. 

Tưởng nhớ công ơn bảo quốc hộ dân, từ bao đời nay, dân làng Đông Ngàn đã tôn ba vị làm Thành hoàng và dựng đền thờ phụng.

Đền Thượng thờ Bảo Khánh Đại Vương. Đền Trung thờ Minh Khiết Đại Vương. Đền Hạ thờ Quốc Lang Đại Vương.

Làng Đông Ngàn vẫn giữ lệ kiêng húy, trong đời sống thường nhật, không ai gọi tên ba vị thần mà chỉ gọi “Tam vị đại vương”.

Vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, dân làng Đông Ngàn lại tổ chức lễ tưởng niệm  công đức ba vị Thành hoàng làng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Bảo Khánh, Minh Khiết và Quốc Lang - Tam Vị Đại Vương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO