Bài 4: Tiếng chiêng H’rê và quy luật tự do của cộng đồng

Thanh Luận - Hoàng Long| 04/12/2017 23:12

Đánh cồng chiêng đối với đồng bào H’rê không yêu cầu phải nhân dịp gì cả mà chỉ đơn giản có thể các ông bà khi gặp nhau, ngồi lại nói chuyện rồi bỗng nhớ tiếng chiêng thì cùng nhau đánh cho không khí thêm vui tươi.


Bài 4: Tiếng chiêng H’rê và quy luật tự do của cộng đồng
Nghệ nhân hát klêu (bài ca dân gian) của cộng đồng H’rê hoà nhịp cùng cồng chiêng.


Hát klêu hoà cùng tiếng chiêng

Có thể là cùng ngồi ôk chê (uống chè) tươi vào ban đêm, hay những lúc uống ôk kroh (rượu cần) gặp mặt bạn, hoặc cao hơn là khi dhenh, ta reo, pichq hapô (lễ tết, cúng, đâm trâu) hay dak ang may (đám lấy vợ lấy chồng)… Tùy vào mỗi dịp mà tiếng cồng chiêng H’rê sẽ có những bản vui buồn, những nhịp điệu khác nhau, tùy vào người nghệ nhân muốn chuyển tải tâm tình qua tiếng chiêng của mình.

Trong mỗi plei (buôn, làng) H’rê sẽ có những nghệ nhân đánh cồng chiêng và những nghệ nhân hát klêu (giai điệu dân gian). Theo ghi chép của Tiến sĩ Shine Toshihika: Cộng đồng H’rê có 2 làn điệu dân gian là klêu, kchôi. Khi đánh cồng chiên, nghệ nhân H’rê có người hát klêu để hoà cùng tiếng chiêng. Người hát klêu và người đánh chiêng phối hợp nhuần nhuyễn thì tiếng chiêng phụ thuộc vào nhịp klêu. Người hát kiêu cũng là người tạo nên nhịp cho người đánh cồng chiêng. Lúc này thì nghệ nhân hát klêu là người chủ động, vừa hát lời vừa sáng tạo nhịp điệu bằng ngẫu hứng bất chợt.

Bài 4: Tiếng chiêng H’rê và quy luật tự do của cộng đồng
Việc bảo tồn văn hoá cồng chiêng của cộng đồng H’rê ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum rất cần thiết. 

Cũng theo Tiến sĩ Shine Toshihika, khác với klêu, làn điệu kchôi của cộng đồng H’rê là kchôi ka dha pau (hát đối đáp) với nhau nên không hoà nhịp cùng cồng chiêng mà là những khúc hát dân gian để cộng đồng giao lưu, trao đổi sự hiểu biết lẫn nhau.

Bảo tồn văn hoá cồng chiêng H’rê

Văn hóa cồng chiêng ngày nay là một di sản chung của các dân tộc Tây Nguyên, Việt Nam. Cộng đồng H’rê phía Đông dãy núi Trường Sơn, chủ yếu là tỉnh Quảng Ngãi đang mất dần các bộ chiêng truyền thống.

Trong chiến tranh, một bộ phận cộng đồng H’rê lên tản cư và lập các buôn làng plei Vi Klân, plei Vi Ktàu… tại xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Theo ghi chép của Tiến sĩ Shine Toshihika hiện nay chỉ còn cộng đồng H’rê ở huyện Kon Plông vẫn giữ được nguyên vẹn những bộ cồng chiêng truyền thống khi những nghệ nhân dân gian như bà Y Đáy, ông A Rửa gìn giữ cẩn thận và sử dụng trong các dịp lễ hội của buôn làng, những thời khắc cảm hứng cá nhân.v.v… Chính vì vậy, vấn đề bảo tồn và gìn giữ văn hoá cồng chiêng cộng đồng H’rê đang đặt ra những yêu cầu cấp bách, cần thiết trước những biểu hiện văn hoá truyền thống đang dần dần bị mai một…

(Hết)

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tổ chức khai mạc triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại khu vực Thái học thuộc Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bài 4: Tiếng chiêng H’rê và quy luật tự do của cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO