Văn hóa – Di sản

Khi bảo tàng kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa:Bài 2: "Địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Nguyễn Hải 01/06/2023 18:37

Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, chiến tranh đã lùi xa và những tàn tích hữu hình cũng mờ dần theo năm tháng, nhưng với những người đã từng là một phần của cuộc chiến, những ký ức mà chiến tranh để lại vẫn còn như nguyên vẹn. Trong đó, có những trăn trở, những ám ảnh mà họ sẽ mang theo đến hết cuộc đời.

z4517642774362_81cc9c628392e816813891658a0cedc5.jpg
Lá cờ đỏ sao vàng mà Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày của các cựu tù binh Phú Quốc mới nhận được từ một cựu chiến Binh Mỹ gửi về qua đường bưu điện.

Chúng tôi trở lại Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày của các cựu tù binh Phú Quốc trong kháng chiến chống Mỹ ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) khi biết tin nơi đây vừa tiếp nhận một kỷ vật đặc biệt từ một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam.

Tiếp chúng tôi, giọng run run, cựu chiến binh Lâm Văn Bảng, Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (cũng là cựu tù binh bị địch bắt tù đày tại nhà tù Phú Quốc) cho biết, Bảo tàng vừa tiếp nhận kỷ vật đặc biệt thiêng liêng từ một cựu chiến binh Mỹ được gửi qua đường bưu điện, đó là một lá cờ đỏ sao vàng thấm đẫm máu của bộ đội ta ở mặt trận Chu Lai (Quảng Nam). Cùng được gửi với lá quốc kỳ còn có một đôi dép cao su mà người lính Mỹ ngày ấy nhặt được đã mang theo về nước.

z4517624143481_d4c28da47702b93e2a9bd876a130a049.jpg
Chiếc hộp đựng lá quốc kỳ mà người cựu chiến binh Mỹ tự tay đóng gói gửi về Việt Nam cũng được các cựu tù binh Phú Quốc lưu giữ.

Tận mắt nhìn lá cờ đỏ sao vàng của hơn 50 năm về trước đang được đặt trang trọng trong tủ kính ở phòng trưng bày, nhìn những vết máu đã khô hằn trên đó, chúng tôi như thấy cả một thời đạn bom tàn phá quê hương, thấy những bước chân dồn dập của đoàn quân chiến thắng đánh đuổi kẻ thù, thấy những bóng người ngã xuống và thấy trên quốc kỳ một phần xương máu của cha ông.

Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày do các cựu tù binh Chiến tranh Phú Quốc thành lập, đi vào hoạt động chính thức từ tháng 11/2006 với ban đầu chỉ hơn 2.000 hiện vật, kỷ vật, hình ảnh của các chiến sĩ. Cựu chiến binh Nguyễn Đình Quốc, xưa kia là chiến sĩ trên những con tàu không số đã làm nên một huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển, người hiện đang ngày ngày tham gia giới thiệu ở Bảo tàng cho biết: Sau 17 năm, với nỗ lực sưu tầm của các thành viên và sự hiến tặng từ cựu chiến binh, thân nhân gia đình liệt sĩ số hiện vật, kỷ vật, hình ảnh đã lên đến hơn 5.000, nhưng lá cờ tổ quốc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài là kỷ vật chiến tranh lá cờ còn tượng trưng cho chính nghĩa, tinh thần dân tộc quyết chiến, quyết thắng, cho ý chí sắt đá kiên quyết một lòng thống nhất giang sơn khiến cho ngay cả kẻ thù trên chiến trường cũng phải khiếp sợ. Họ mang lá quốc kỳ của chúng ta đi, họ cất giữ suốt hơn nửa thế kỷ qua và giờ họ gửi về trao trả- cựu binh Nguyễn Đình Quốc nói.

z4517624395752_d9fb7435c62615b1a72480966b71172f.jpg
Đôi dép cao su của bộ đội ta trên chiến trường trong chiến tranh chống Mỹ được chính các cựu chiến binh Mỹ cất giữ và nay gửi về trao trả.

Thời gian đã hơn nửa cuộc đời, nhưng không chỉ người Việt Nam vẫn còn khắc khoải với những nỗi đau chiến tranh để lại mà ở phía bên kia chiến tuyến thủa nào, những cựu quân nhân Mỹ cũng chưa bao giờ cảm thấy bình yên bởi cuộc chiến phi nghĩa mà họ đã mang đến Việt Nam.

Gần 30 năm sau kể từ thời điểm đánh dấu quan hệ bình thường hóa giữa hai nước (7/1995) và 10 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ (7/2013), đã có rất nhiều cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam. Họ trở lại với một phần của sự tò mò về những con người của một đất nước tưởng như nhỏ bé lại có thể làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc đối đầu với họ. Họ trở lại bởi sự ân hận, thậm chí ám ảnh về những gì đã từng gây ra trên đất nước này và họ trở lại với những kỷ vật của người bộ đội Việt Nam mà họ đã lấy, đã mang theo về bên kia bán cầu từ hơn nửa thế kỷ qua. Những cựu chiến binh từng tham gia vào cuộc chiến ấy, cả ở hai phía, giờ nhiều người đã không còn nữa, người may mắn hơn cũng đang đi đến những năm tháng cuối của cuộc đời, họ đang cố gắng làm nốt những gì còn trăn trở, còn cảm thấy mình mang nợ để được chút đi gánh nặng trong lòng.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã thống nhất và dần cường thịnh nhưng những hy sinh mà các anh hùng liệt sĩ đã dâng hiến cho tổ quốc vẫn mãi không bị mờ đi. Máu của các anh đã nhuộm thắm thêm lá cờ tổ quốc; tên tuổi của các anh, xương thịt của các anh đã hòa với đất mẹ Việt Nam để trở thành bất tử.

 Phát huy tinh thần của "Bộ đội cụ Hồ", những người cựu bình Phú Quốc xưa đã để lại cho thế hệ trẻ hôm nay không chỉ là những kỷ vật lịch sử mà đó còn là tinh thần yêu nước, là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” bao đời nay của dân tộc; từ đó góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ, đoàn viên, thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước./.

Bài liên quan
  • Kỷ vật trong chiến tranh của bà Nguyễn Thị Bình
    Tại Triển lãm "Khát vọng hòa bình" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và Ban Di sản Ký ức tổ chức hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhiều kỷ vật của bà Nguyễn Thị Bình đại diện đoàn đàm phán Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở Paris được trưng bày.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Bài 2: "Địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO