(Ảnh) "Huyền thoại bước đi" từ dép lốp cao su

kinhtedothi| 01/09/2022 14:56

Dép cao su không chỉ là một biểu tượng chiến thắng của quá khứ, đó còn là một biểu tượng dẫn dắt vào tương lai, là một tác phẩm nghệ thuật đại diện cho căn tính của người Việt về sự bền bỉ, sáng tạo, không ngừng biến đổi để thích nghi.

Nhân dịp cả nước hướng tới đại lễ kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 28/8/2022, Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp cùng gia đình nghệ nhân Phạm Quang Xuân - thương hiệu “Vua dép lốp”, tổ chức chương trình triển lãm và biểu diễn mang tên “Huyền thoại bước chân” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nhân dịp cả nước hướng tới đại lễ kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 28/8/2022, Trung tâm xúc tiến quảng bá di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) phối hợp cùng gia đình nghệ nhân Phạm Quang Xuân - thương hiệu “Vua dép lốp”, tổ chức chương trình triển lãm và biểu diễn mang tên “Huyền thoại bước chân” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Chương trình bao gồm hai nội dung chính: Trình diễn nghệ thuật câu chuyện dép lốp “Huyền thoại bước chân” và trưng bày, triển lãm các mẫu dép từ cổ điển đến hiện đại.
Chương trình bao gồm hai nội dung chính: Trình diễn nghệ thuật câu chuyện dép lốp “Huyền thoại bước chân” và trưng bày, triển lãm các mẫu dép từ cổ điển đến hiện đại.
Đôi dép của Bác ra đời vào năm 1947, được chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh mang dép lốp, nói chuyện thân mật với các đồng chí lãnh đạo Liên Xô sau buổi xem triển lãm thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Đôi dép của Bác ra đời vào năm 1947, được chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh mang dép lốp, nói chuyện thân mật với các đồng chí lãnh đạo Liên Xô sau buổi xem triển lãm thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Toàn cảnh không gian trưng bày, triển lãm mẫu dép từ cổ điển đến hiện đại.
Toàn cảnh không gian trưng bày, triển lãm mẫu dép từ cổ điển đến hiện đại.
Chiếc dép cao su kích thước lớn trưng bày tại triển lãm.
Chiếc dép cao su kích thước lớn trưng bày tại triển lãm.
“Huyền thoại bước chân” là tác phẩm trình diễn theo concept Story telling kết hợp với trình chiếu và biểu diễn công đoạn làm dép lốp hiện đại lấy cảm hứng từ hình ảnh đôi dép cao su Bác Hồ ra đời năm 1947, theo dòng lịch sử đôi dép gắn liền với những dấu mốc vàng son trên hành trình kháng chiến dành độc lập của dân tộc ta. Anh Nguyễn Tiến Cường, con của “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân thực hành làm dép.
“Huyền thoại bước chân” là tác phẩm trình diễn theo concept Story telling kết hợp với trình chiếu và biểu diễn công đoạn làm dép lốp hiện đại lấy cảm hứng từ hình ảnh đôi dép cao su Bác Hồ ra đời năm 1947, theo dòng lịch sử đôi dép gắn liền với những dấu mốc vàng son trên hành trình kháng chiến dành độc lập của dân tộc ta. Anh Nguyễn Tiến Cường, con của “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân thực hành làm dép.
Cận cảnh công đoạn làm dép cao su của anh Nguyễn Tiến Cường.
Cận cảnh công đoạn làm dép cao su của anh Nguyễn Tiến Cường.
“Sau khi thu thập những chiếc lốp, người thợ làm dép như chúng tôi tiến hành quay lốp trở thành những tấm cao su. Tiếp theo, chúng tôi dùng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô, rồi xén theo hình bàn chân để tạo hình cho đế dép” – anh Cường nói.
“Sau khi thu thập những chiếc lốp, người thợ làm dép như chúng tôi tiến hành quay lốp trở thành những tấm cao su. Tiếp theo, chúng tôi dùng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô, rồi xén theo hình bàn chân để tạo hình cho đế dép” – anh Cường nói.
Bộ dụng cụ làm dép cao su của anh Nguyễn Tiến Cường.
Bộ dụng cụ làm dép cao su của anh Nguyễn Tiến Cường.
Để làm ra 1 đôi dép cao su, người nghệ nhân hay thợ làm dép sẽ phải thực hiện 5 công đoạn: Quay lốp thành tấm cao su, khoanh đế dép, khoét đế dép, đục lỗ xâu quai, rút quai dép.
Để làm ra 1 đôi dép cao su, người nghệ nhân hay thợ làm dép sẽ phải thực hiện 5 công đoạn: Quay lốp thành tấm cao su, khoanh đế dép, khoét đế dép, đục lỗ xâu quai, rút quai dép.
Thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu bao gồm các loại hình hát, múa, nhảy hiện đại, kịch nói và các tương tác trực tiếp với khán giả, vở diễn là một sáng tạo tập thể của các nghệ nhân, nghệ sỹ thể hiện góc nhìn mới về đôi dép cao su lịch sử.
Thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu bao gồm các loại hình hát, múa, nhảy hiện đại, kịch nói và các tương tác trực tiếp với khán giả, vở diễn là một sáng tạo tập thể của các nghệ nhân, nghệ sỹ thể hiện góc nhìn mới về đôi dép cao su lịch sử. 
Điểm nhấn của vở diễn là tác phẩm “Vũ điệu dép lốp” được sáng tác dành riêng cho show diễn, với phần âm nhạc mạnh mẽ, hào sảng và phần động tác được biên đạo trẻ trung, sôi động. Các diễn viên, nghệ sỹ và khán giả sẽ cùng đi dép lốp, cùng hoà mình vào giai điệu và các chuyển động của “Vũ điệu dép lốp”.
Điểm nhấn của vở diễn là tác phẩm “Vũ điệu dép lốp” được sáng tác dành riêng cho show diễn, với phần âm nhạc mạnh mẽ, hào sảng và phần động tác được biên đạo trẻ trung, sôi động. Các diễn viên, nghệ sỹ và khán giả sẽ cùng đi dép lốp, cùng hoà mình vào giai điệu và các chuyển động của “Vũ điệu dép lốp”.
Thông qua đó, Ban tổ chức kỳ vọng “Huyền thoại bước chân” sẽ là một phần hoạt động được tổ chức thường xuyên tại các địa điểm văn hoá lịch sử như Bảo tàng Hồ Chí Minh, góp phần vào mục tiêu đổi mới sáng tạo cách thức giáo dục, tuyên truyền về văn hoá, lịch sử cho công chúng; đa dạng hoá các trải nghiệm của công chúng và du khách với vốn văn hoá của Việt Nam.
Thông qua đó, Ban tổ chức kỳ vọng “Huyền thoại bước chân” sẽ là một phần hoạt động được tổ chức thường xuyên tại các địa điểm văn hoá lịch sử như Bảo tàng Hồ Chí Minh, góp phần vào mục tiêu đổi mới sáng tạo cách thức giáo dục, tuyên truyền về văn hoá, lịch sử cho công chúng; đa dạng hoá các trải nghiệm của công chúng và du khách với vốn văn hoá của Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
(Ảnh) "Huyền thoại bước đi" từ dép lốp cao su
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO