Ấn tượng Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội – năm 2023
Phạm Hoa•12/10/2023 06:50
Tuy là những “tay ngang” và nghiệp dư, nhưng những tác phẩm của các đơn vị biểu diễn tại Lễ khai mạc Chung khảo Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội – năm 2023 đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với khán giả.
Tối 11/10 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7 đường Phùng Hưng, quận Hà Đông), Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Chung khảo Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội – năm 2023 (cụm 1).
Bà Lê Thị Thúy Hạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban tổ chức Liên hoan phát biểu tại Lễ khai mạc.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Lê Thị Thúy Hạnh, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban tổ chức Liên hoan cho biết, Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội - năm 2023 là hoạt động thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”.
“Liên hoan năm nay có 2 kịch bản tuồng, 6 kịch bản chèo, 10 tác phẩm kịch ngắn và kịch vui sẽ đem đến cho khán giả những tác phẩm đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao, được dàn dựng công phu và hứa hẹn hấp dẫn người xem. Sự kiện này cũng góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Các tiết mục trong Liên hoan sẽ là những bông hoa tươi thắm hòa chung không khí hân hoan của nhân dân Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô”, bà Lê Thị Thúy Hạnh, nhấn mạnh.
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm, tặng hoa cho 6 đơn vị tham gia biểu diễn tại Cụm 1 của Liên hoan.
Cùng đó, Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội - năm 2023 nhằm duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng phong trào sân khấu không chuyên Thủ đô, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật của quần chúng nhân dân, qua đó phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố trẻ, tiềm năng, có năng khiếu diễn xuất, trở thành hạt nhân phong trào tại cơ sở. Đây cũng là dịp để diễn viên các đơn vị gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong phong trào hoạt động sân khấu không chuyên của Thủ đô.
Theo Ban tổ chức, Liên hoan năm nay diễn ra tại 2 cụm cơ sở (cụm 1 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội, cụm 2 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Đan Phượng). Các địa phương dự thi 1 trích đoạn vở diễn sân khấu truyền thống (tuồng, chèo, cải lương) hoặc 1 tiểu phẩm sân khấu (kịch ngắn, kịch vui) với thời lượng chương trình từ 20 đến 35 phút.
Trong đêm khai mạc tối 11/10 tại Trung tâm văn hóa Thành phố Hà Nội, nhiều khán giả đã đến xem các nghệ sĩ không chuyên của 6 quận, huyện gồm Hà Đông, Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Sóc Sơn, Chương Mỹ và Thanh Trì, biểu diễn. Nội dung đa dạng, phong phú từ truyền thống đến hiện đại, 6 tiết mục, tiểu phẩm sân khấu của các đơn vị đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả.
Hội đồng giám khảo gồm các nghệ sĩ nổi tiếng, có chuyên môn cao.
Một số đơn vị khéo léo đưa vào các vấn đề thời sự nóng bỏng trong việc thực hiện kỷ cương pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử do UBND Thành phố Hà Nội ban hành. Với sự đầu tư về nội dung cùng cách dàn dựng công phu, diễn viên không chuyên thể hiện tốt khả năng diễn xuất, giọng hát…, các tiết mục đã chạm tới cảm xúc của khán giả.
“Tôi xem từ tiết mục đầu tiên đến cuối cùng. Dù không chuyên nhưng cách dàn dựng tác phẩm, hóa trang, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng cùng các diễn viên trên sân khấu đều rất chuyên nghiệp, đặc sắc. Tôi mong rằng qua những liên hoan thế này, các tài năng của nghệ thuật sân khấu Thủ đô sẽ được phát hiện, được bồi dưỡng để hướng tới sự chuyên nghiệp, góp thêm nguồn lực phát triển sân khấu Thủ đô”, bác Tống Thị Hiền (phường Phú Lương, quận Hà Đông) chia sẻ.
Những hình ảnh đẹp tại Lễ Khai mạc Chung khảo Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội - năm 2023 (cụm 1) do Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội ghi lại:
Quận Hà Đông mở màn Liên hoan với trích đoạn sân khấu chèo "Quan âm Thị Kính"Điều đặc biệt, diễn viên tham gia trích đoạn này là hai em nhỏ. Nữ diễn viên nhí vào vai Thị Màu có diễn xuất rất chuyên nghiệp cùng giọng hát trong, gương mặt sáng sân khấu.Nữ diễn viên nhí vào vai tiểu Kính Tâm cũng xuất sắc không kém..Hai diễn viên nhí kết hợp ăn ý trong trích đoạn chèo cổ vốn rất khó đối với cả những nghệ sĩ chuyên nghiệp.Trích đoạn "Quan âm Thị Kính" của quận Hà Đông được khán giả yêu thích và dành nhiều lời ngợi khen.Huyện Sóc Sơn lại đem đến tiểu phẩm "Giàu giả, nghèo thật" với câu chuyện hóm hỉnh, vui tươi.Nghe có đoàn kiểm tra xóa đói giảm nghèo về địa phương khảo sát, ông trưởng thôn liền bày cách cho dân trong thôn giả nghèo khổ để được nhận trợ cấp... Ngược lại, ông trưởng thôn dạy người đàn ông "giả giàu" nếu bạn gái của con trai tới ra mắt.Nhân vật trưởng thôn trong tiểu phẩm diễn xuất tự nhiên, đem lại nhiều tiếng cười cho người xem.Trớ trêu, nữ cán bộ đoàn kiểm tra cũng chính là người yêu của con trai ông nông dân mà trước đó trưởng thôn đã bày cách cần giả nghèo, giả khổ khi có đoàn thanh tra đến khảo sát; giả giàu nếu bạn gái của con trai tới.Kết đẹp của tiểu phẩm khi nữ cán bộ hứa giúp dân xóa đói giảm nghèo bằng việc cải tiến, nâng cao sản phẩm làng nghề của địa phương."Tình làng nghĩa xóm" là tiểu phẩm hài kịch của các diễn viên không chuyên huyện Gia Lâm biểu diễn tại Liên hoan.Tiểu phẩm mang tính thời sự, thể hiện một lát cắt về việc các cán bộ tại địa bàn vận động người dân hiến đất cho nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông. Sau khi cân nhắc, bàn bạc, thấy việc hiến đất góp nhiều ích lợi cho xã hội, cặp vợ chồng thống nhất hiến phần đất "để không cũng chỉ trồng rau" cho Nhà nước cải tạo, làm đường để chống ngập tại khu dân cư. Huyện Thanh Trì đem tới tiểu phẩm chèo có câu chuyện xúc động. Người phụ nữ làm giúp việc tình cờ phát hiện cô con gái trong gia đình chủ chính là con đẻ mà bà đã đi tìm bao năm nay. Cô con gái tiểu thư lại thường hạch sách và có những lời lẽ, hành động không hay với bà giúp việc.Vợ chồng ông bà chủ nhà thấy bà giúp việc giống với cấp dưới của mình trong chiến tranh năm xưa... Ông bà chủ gặng hỏi nhưng bà giúp việc phủ nhận vì không muốn làm xáo trộn cuộc sống gia đình.Bị con gái ông bà chủ nghi lấy trộm tiền, bà giúp việc bỏ đi. Bà nói toàn bộ sự thật trong bức thư để lại cho ông bà chủ và khiến cả hai rất đau lòng.Khi cầm đọc lá thư của bà giúp việc, cô con gái ân hận và đau đớn tột cùng vì mẹ đẻ đã bỏ đi, cũng như mang theo nỗi oan ức lấy trộm tiền.Nhưng cuối cùng, hai mẹ con đã gặp lại nhau, cùng vỡ òa cảm xúc tình mẫu tử.Quận Hai Bà Trưng gây ấn tượng không kém qua hoạt cảnh chèo "Gặp lại người xưa"Tiết mục được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh những chàng trai, cô gái đem tuổi thanh xuân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.Bom đạn kẻ thù trút xuống...Người lính đã ngã xuống nơi chiến trường để đất nước có nền độc lập, hòa bình như hôm nay.Tất cả đã là quá khứ và đi vào lịch sử. Giờ cùng nhau hướng tới tương lai tốt đẹp. Hoạt cảnh của quận Hai Bà Trưng gây xúc động mạnh bằng cách kết hợp âm thanh, phông nền lẫn câu chuyện kể, đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước với người xem, nhất là khán giả trẻ.Các diễn viên không chuyên huyện Chương Mỹ tạo nên không khí vui tươi qua kịch ngắn "Một thời lầm lỡ".Bị cám dỗ bởi "nàng tiên nâu", người đàn ông khi qua nhà hàng xóm đã trộm đồ nhưng bất thành. Sau đó hàng loạt sự việc dở khóc dở cười xảy đến: chồng hiểu nhầm vợ ngoại tình, bố biết con trai nghiện ngập...Được sự động viên của gia đình, hàng xóm, người đàn ông nghiện ma túy vào trại cai nghiện để mở ra cơ hội làm lại cuộc đời.Sau 3 năm đi trại, người đàn ông đã tái hòa nhập cộng đồng, trở về trong vòng tay ấm áp và đầy tình thương yêu của người cha già cùng người vợ tần tảo, vất vả sớm hôm. Đây cũng là tiểu phẩm khép lại Chung khảo Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội - năm 2023 (cụm 1) tối 11/10.Lễ khai mạc Liên hoan (Cụm 1) đã để lại nhiều ấn tượng với công chúng. Khán giả không quên ghi hình các tiết mục đặc sắc do 6 đơn vị biểu diễn.
“
Chung khảo Liên hoan sân khấu không chuyên Hà Nội - năm 2023 (cụm 2) diễn ra vào chiều và tối 12/10/2023 tại Trung tâm Văn hóa huyện Đan Phượng. Tạp chí Người Hà Nội sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về hoạt động này trong thời gian sớm nhất.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
“Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2025 – 2026 của Thành phố Hà Nội khép lại với môn thi Toán (120 phút) trong sáng 8/6. Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các thí sinh, hình ảnh các bậc phụ huynh ân cần đưa, đón, dang rộng vòng tay ôm con vào lòng, chở che cho con trong suốt kỳ thi đã thắp sáng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” hay “Cha là bóng mát giữa trời/ Cha là điểm tựa bên đời của con”.
Các di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua tiếp tục là điểm đến tham quan hấp dẫn với du khách. Ước tính doanh thu tại các di tích lịch sử Hà Nội trong 5 tháng năm 2025 đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2024. Câu hỏi được đặt ra: các di tích lịch sử của Thành phố đã được “chăm sóc, gieo trồng” thế nào để có “quả ngọt” đến vậy?
Tối ngày 6/6, tại sân khấu Đôi con rồng gốm, quận Tây Hồ, chương trình Tổng kết và trao giải các cuộc thi sáng tác chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ (27/12/1995 – 27/12/2025) đã diễn ra trang trọng, ấm áp và đầy cảm xúc. Đây là dịp để quận Tây Hồ tôn vinh những đóng góp trí tuệ, sáng tạo từ cộng đồng, đồng thời khẳng định bước chuyển mình mạnh mẽ của địa phương trong suốt ba thập kỷ qua.
Hướng đến kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và thực hiện Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng thiết thực và ý nghĩa. Trong đó trọng tâm là Lễ phát động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 được tổ chức vào sáng ngày 5/6/ 2025 tại quận Nam Từ Liêm.
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Theo Quyết định, Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập 06 Tiểu ban giúp việc Ban tổ chức, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần và Tiểu ban Lễ tân.
Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
“Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.