Ấn tượng chuyến đi thực tế tại Hòa Bình

Tuyết Minh| 07/12/2019 23:00

Ngày chúng tôi đến Hòa Bình tiết trời thật đẹp, vừa có chút se lạnh của gió heo may lại vừa có nắng vàng óng ả của những ngày đầu đông. Phong cảnh nơi đây đầy chất thơ trữ tình, khiến anh chị em trong đoàn, ai nấy đều hân hoan, rạo rực, quên hết những mệt mỏi sau chặng đường dài.

Ấn tượng chuyến đi thực tế tại Hòa Bình
Các hội viên Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm trong chuyến đi.
Hòa Bình là một trong những tỉnh miền núi nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc với 6 dân tộc chính: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 80km; phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa; phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, nơi đây có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, gồm các sông, hồ, suối nước khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia… 

Đặc biệt Hòa Bình có suối nước khoáng Kim Bôi nổi tiếng và có sức hút, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Bên cạnh đó, rừng Hòa Bình còn có nhiều loại dược liệu quý. 

Chính vì những điều này, Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức chuyến đi thực tế trong hai ngày 16 và 17 tháng 11/2019 tại Hòa Bình. Đoàn gồm 40 nghệ sĩ do NSƯT Nguyễn Thế Chiến - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội làm trưởng đoàn. Tham dự chuyến đi thực tế còn có NSƯT Nguyễn Như Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội. 

Ngày chúng tôi đến Hòa Bình tiết trời thật đẹp, vừa có chút se lạnh của gió heo may lại vừa có nắng vàng óng ả của những ngày đầu đông. Phong cảnh nơi đây đầy chất thơ trữ tình, khiến anh chị em trong đoàn, ai nấy đều hân hoan, rạo rực, quên hết những mệt mỏi sau chặng đường dài. 

Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn chúng tôi là Khu nghỉ dưỡng V - Resort Hòa Bình thuộc xã Vĩnh Tiến, Kim Đức, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, cách thị xã Hòa Bình 30km về phía Đông Nam. Khu nghỉ dưỡng V - Resort Hòa Bình thật trong lành, thoáng mát và rất yên bình. Tới đây, chúng tôi được tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn giữa không gian xanh mát, tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc. 

Ngày hôm sau, đoàn chúng tôi khởi hành đi Thung Nai, Hòa Bình. Đến bến Thung Nai, chúng tôi lên con thuyền lớn và từ đây tha hồ ngắm cảnh hồ Hòa Bình - nơi được ví như Hạ Long trên cao. Phong cảnh nơi đây thật thơ mộng, sơn thủy hữu tình hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu. Thuyền đưa chúng tôi đến đền Thác Bờ sau hơn một giờ đồng hồ. Sau đó đoàn chúng tôi tham quan động Thác Bờ để khám phá những khối thạch nhũ muôn hình muôn vẻ được hình thành qua hàng trăm, hàng nghìn năm. 

Thác Bờ trước đây còn được dân gian gọi là thác Vạn Bờ. Thác Bờ được thiên nhiên tạo hóa thành hàng trăm các mỏm núi nhấp nhô, lớn nhỏ trùng điệp giữa lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Tương truyền, đền thờ Bà chúa Thác Bờ được dựng để tưởng nhớ công lao của người phụ nữ Mường và Dao ở Vầy Nưa - những người có công lớn giúp vua Lê Lợi vận chuyển quân lương bằng thuyền mảng trong khi tiến quân lên vùng Mường Lễ, Sơn La đánh tan giặc loạn tại đèo Cát Hãn. Sau khi hai bà qua đời nhưng vẫn thường hiển linh giúp người dân địa phương vượt thác an toàn và phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa, người người ấm no. 

Có thể nói, chuyến đi thực tế hai ngày ngắn ngủi nhưng vẻ đẹp êm đềm, nên thơ nơi đây đã và mãi in đậm trong trái tim các nghệ sĩ Hà Nội chúng tôi. Không chỉ được hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ của quê hương, đất nước, đây còn là dịp để anh chị em nghệ sĩ được gặp gỡ, giao lưu, gắn kết, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Ấn tượng chuyến đi thực tế tại Hòa Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO