An Giang: Tham gia vào mô hình liên kết, nông dân được hưởng "lợi kép" khi thu hoạch

Nhật Quang/VNHN| 02/03/2020 08:12

Chỉ vài ngày nữa thôi, gần 100 ha khoai mì KM140 của các hộ dân trong vùng liên kết phát triển nguyên liệu tại huyện Tịnh Biên sẽ bước vào thu hoạch rộ. Tại thời điểm này, lãnh đạo Sao Mai đã cam kết mua bao tiêu với giá 130.000 đ/tạ (75kg), cao hơn giá thị trường khoảng 30.000 đồng/tạ. Ngay khi thông tin được phát ra đã làm nức lòng nông dân Bảy Núi bởi họ sẽ cầm chắc “lợi kép” trong tay từ vụ mì “nặng ký”.

Đây là năm thứ thứ 2, Tập đoàn Sao Mai triển khai đề án liên kết với huyện Tịnh Biên phát triển vùng nguyên liệu khoai mì ở nơi có đất sản xuất kém hiệu quả sau thành công từ vụ thử nghiệm đầu tiên.

An Giang: Tham gia vào mô hình liên kết, nông dân được hưởng

Hộ trồng liên kết phấn khởi thu hoạch mì.

Ông Nguyễn Văn Lâm, xã An Cư, huyện Tịnh Biên phấn khởi khoe, diện tích 8000 m2 đất pha cát, gia đình dành trọn trồng giống mì mới, đã đạt sản lượng 367 tạ. Với giá bao tiêu như hiện nay, ông thu về gần 48 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí sẽ lởi ít nhất cũng hơn phân nửa.  Còn ông Trà Văn Tuấn, xã Thới Sơn có 7 công đất (7000m2) thì đạt sản lượng đến 372,8 tạ, (năng suất gần 40tấn/ha), doanh thu trên 48 triệu đồng và lãi “đậm” sau khi trừ các khoản đầu tư.

Chúng tôi lần đầu tham gia vào vùng liên kết nên ít nhiều cũng còn thiếu kinh nghiệm, nhưng năng suất đạt cũng quá hời. Còn những người khác đã làm vụ trước thì mùa này còn cao hơn nữa, có hộ thu hoạch cỡ 50 tấn/ha. Được Sao Mai bao tiêu với giá đó, mấy ỗng còn lời bể tay hơn”. ông Tuấn vui vẻ cho biết.

An Giang: Tham gia vào mô hình liên kết, nông dân được hưởng

Khoai mì là nguyên liệu sạch, được cung cấp cho Nhà máy Chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai (Sao Mai Super Feed).

Còn gì phấn khởi hơn khi mô hình vùng liên kết trồng mì cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản Sao Mai (Sao Mai Super Feed) đã có những kết quả lớn như vậy. Nông dân miền núi vui ngất ngây bởi trồng giống mì địa phương thì năng suất giỏi lắm cũng chỉ đạt tối đa 27 tấn/ha mà không được doanh nghiệp nào bao tiêu, giá cả thị trường không ổn định nên cuộc sống rất bấp bênh. Do địa hình và thổ nhưỡng của vùng núi rất kén các loại cây trồng, vì vậy, khi giống KM140 được Sao Mai nghiên cứu đưa vào ứng dụng đã thích hợp với điều kiện khắc nghiệt nơi đây.

Nhiều nông dân cho biết vụ khoai mì hiện đạt năng suất tầm 40 tấn/ha trở lên, tăng từ 5-10 tấn/ha do bà con đã có kinh nghiệm canh tác KM140 thí điểm từ năm trước. Nông dân mạnh dạn đầu tư và yên tâm sản xuất khi đầu ra khoai mì đã có Tập đoàn “lo”. Thừa thắng xông lên, Sao Mai đã tăng diện tích gần 100 hecta, với 64 hộ dân của 7 xã, thị trấn của huyện Tịnh Biên tham gia.  

Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang cho rằng,  Sở sẽ quan tâm và theo sát mô hình này, đồng thời chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hỗ trợ cho huyện Tịnh Biên hướng dẫn cách tổ chức lại sản xuất cho bà con gắn kết với doanh nghiệp để phát triển bền vững. 

Theo kế hoạch, từ năm 2020 trở đi, diện tích vùng liên kết sẽ liên tục tăng trưởng để đến 2022 phấn đấu đạt 5.000 ha ở cả 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Khi ấy sẽ giải quyết việc làm cho thêm khoảng 2.000 lao động và ổn định cuộc sống cho 2.500 hộ gia đình thoát nghèo. Nông thôn mới không gì sát thực hơn là phải làm cho đời sống người dân được phát triển.

An Giang: Tham gia vào mô hình liên kết, nông dân được hưởng

Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang (giữa) cùng ông Lê Thanh Thuấn - TGĐ Tập đoàn Sao Mai (thứ 2, từ trái qua) phấn khởi trước vụ mì “nặng ký”.

Từ năm 2019, Sao Mai đã mạnh dạn sử dụng tinh bột mì thay thế cho mì lát để làm nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản, đã dần thay đổi cơ cấu thị phần ngành hàng này. Đây là bước đột phá đến ngạc nhiên vì từ trước đến nay chưa có doanh nghiệp TATS nào thực hiện. Nhưng Sao Mai đã tiên phong vì điều này mang lại nhiều lợi ích như:

- Hạn chế các tạp chất bị trộn lẫn trong khoai mì lát

- Sản phẩm thức ăn sạch sẽ giúp cá tiêu hóa tốt hơn, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt (FCR).

- Tăng độ kết dính, hạn chế tốc độ phân hủy của viên thức ăn

- Hạn chế bụi trong nhà máy nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đặc biệt dùng tinh bột mì sẽ không còn độc tố Aflatoxin (chất gây ung thư mạnh, tác động đến gan thận, gây suy giảm hệ miễn dịch) nên cá ít bệnh, ít hao hụt và lớn nhanh hơn.

An Giang: Tham gia vào mô hình liên kết, nông dân được hưởng
Sao Mai Super Feed - Sự lựa chọn thông minh.

Suy cho cùng, từ việc phát triển vùng nguyên liệu nông sản, Tập đoàn đã  hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm TATS, chất lượng cá thương phẩm đến nâng cao giá trị thủy sản xuất khẩu.

Một cách làm minh bạch và mang tính trách nhiệm xã hội rất cao của Sao Mai nhằm thỏa các tiêu chí; truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn môi trường lao động…. khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) đã chính thức được Nghị Viện châu Âu thông qua. Vận hội mới đang mở ra để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trong đó có Sao Mai tiến sâu vào thị trường khó tính EU ./.

https://vietnamhoinhap.vn/article/an-giang-tham-gia-vao-mo-hinh-lien-ket-nong-dan-duoc-huong-loi-kep-khi-thu-hoach---n-27423

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
An Giang: Tham gia vào mô hình liên kết, nông dân được hưởng "lợi kép" khi thu hoạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO