9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

VnE| 09/03/2018 17:26

Đã tới xứ Huế, bạn không nên bỏ qua các món ăn nổi tiếng như bánh canh Nam Phổ, cơm hến hay bánh bèo, bánh lọc.

Cơm hến
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Là đặc sản của Huế, cơm hến có mặt ở hầu hết quán ăn từ sang trọng đến bình dân. Món ăn gồm rau, cơm, hến, đậu phộng... Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt đậm đà của hến quyện cùng mùi thơm của các loại rau. Đối với người xứ Huế, độ ngon của món ăn được đánh giá bằng mùi của hến có đậm đà hay không. Phần cơm bình dân có giá trung bình 20.000 đồng.

Địa chỉ gợi ý: Khu ẩm thực dưới chân cầu Tràng Tiền hay quán Bà Hoà ở đường Trương Định, quán ăn trên đường Trần Phú hoặc ở Cồn Hến, Vĩ Dạ.

Mì hến
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Thay vì cơm, bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng mì hến. Thành phần của món ăn cũng tương tự như cơm hến. Món ăn còn được phục vụ kèm một chén nước hến nóng hổi. Giá của một tô mì hến cũng từ 20.000 đồng.

Địa chỉ gợi ý: khu ẩm thực dưới chân cầu Tràng Tiền, đường Vĩnh Lộc, Trần Phú, Hàn Mặc Tử.

Bún bò Huế
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Khác với bún bò Huế thường thấy trong miền Nam, sợi bún ở Huế là loại cọng nhỏ, trắng tinh và mềm. Nước lèo có độ ngọt thanh, thơm nức. Món ăn còn níu chân nhiều người bởi vị cay xé lưỡi đã làm nên thương hiệu. Không chỉ nước dùng cay, trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt như: ớt băm, sa tế, ớt trái thái lát... cho thực khách nêm vào. Bạn có thể yêu cầu rau sống hoặc trụng theo khẩu vị. Ngày nay, bún bò có nhiều loại như: giò, chả, thịt ba chỉ... với giá trung bình khoảng 30.000 đồng/ tô.

Địa chỉ gợi ý: Quán O Kim chú Điệp, quán O Hoà, quán Cẩm hoặc quán ông Vọng, quán Bà Tuyết.

Bánh canh Nam Phổ

9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô


Không được bán nhiều như cơm hến hoặc bún bò, nhưng bánh canh cua của người làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) vẫn được lòng nhiều du khách. Món ăn có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm. Tại Huế, các quán ăn đều có hẳn một tô nước mắm ớt đặc trưng để ăn kèm. Thực khách có thể tự tay thêm thắt theo khẩu vị.

Địa chỉ gợi ý: quán ăn trên đường Phạm Hồng Thái hoặc Nguyễn Công Trứ.

Bắp nướng

9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Góc bắp nướng bán đêm trên đường Lê Lợi, trước cửa Đại học Sư phạm Huế là một trong những điểm thu hút đông thực khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Bắp được người dân nướng trực tiếp trên bếp than nóng rồi quệt lên một lớp tương tự pha. Khách đến sẽ đậu xe trên vỉa hè, ngồi ăn trên những ghế nhựa. Giá một trái bắp là 10.000 đồng. Ngoài bắp, các hàng này còn bán thêm khoai lang, lạp xưởng...

Bánh bèo
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Đây là món ăn khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành, tuỳ mỗi nơi mà hương vị sẽ thay đổi. Tại Huế, bánh bèo có hai loại bánh bèo chén và bánh bèo dĩa. Bánh có màu trắng, mỏng dính, phía trên là tôm cháy, hành phi, tóp mỡ trông bắt mắt. Một phần 5 chiếc có giá từ 10.000 đồng.

Địa chỉ gợi ý: đường Nguyễn Huệ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Hồng Thái...

Bánh ram ít
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Bánh ít ram có hai màu trắng vàng, điểm xuyết màu xanh của mỡ hành, vàng của tôm cháy. Bạn sẽ cảm thấy thích thú bởi khi ăn, bánh vừa giòn rụm lại dẻo mềm. Giá một phần thường từ 10.000 đồng.

Địa chỉ gợi ý: đường Phạm Hồng Thái, O Sớm ở Hải Triều, Dì Sinh ở Lê Thánh Tôn, Ông Đỏ ở Nguyễn Bình Khiêm...

Bánh lọc gói lá chuối
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Nếu bánh bột lọc trần hấp dẫn bởi vị thơm của mỡ hành, ớt tươi thì bánh lọc gói là sự hài hoà của bánh hấp với vị ngon ẩn bên trong. Món ăn còn thích hợp để mua về làm quà, vì thuận tiện để đóng gói và vận chuyển xa mà không bị giảm hương vị.

Địa chỉ gợi ý: Các con đường chuyên bán bánh lọc như Võ Thị Sáu, Lê Thánh Tôn, Phạm Hồng Thái, Trương Định, Nguyễn Huệ…hoặc các gánh hàng rong ban chiều gần cầu Tràng Tiền.

Chè hẻm
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô

Sẽ là thiếu sót lớn nếu đến Huế mà bạn không thử qua chè hẻm. Chè hẻm ở Huế thường nằm trong những con hẻm nhỏ mà người địa phương thường gọi là kiệt. Chè có nhiều loại, chè nóng gồm chè đậu ván, đậu quyên, chè bắp, khoai tía... Chè lạnh thì đa dạng hơn như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh đánh, chè ngự, chè bột lọc bọc dừa, bọc lạc... Mỗi ly chè thường có giá khoảng 10.000 đồng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
9 món ăn nhất định phải thử khi đến đất Cố đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO