9 biện pháp phòng chống cháy, nổ trong thời gian cơ sở sản xuất ngừng hoạt động do dịch bệnh Covid-19

Sơn Dương| 12/09/2021 17:48

Vừa qua Cục Cảnh sát PCCC & CNCH đã ra khuyến cáo một số biện pháp an toàn PCCC đối với các cơ sở ngừng hoạt động trong thời gian giãn cách do dịch bệnh Covid-19.

9 biện pháp an toàn phòng chống cháy, nổ cần nắm rõ trong thời gian doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngừng hoạt động do dịch bệnh Covid-19
Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngừng hoạt động do dịch bệnh trong thời gian giãn cách là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.

Theo Cục Cảnh sát PCCC & CNCH, dịch bệnh covid-19 hiện nay đang diễn biến vô cùng phức tạp. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là các cơ sở sản xuất trong khu vực phong tỏa đã dừng hoạt động một phần hoặc toàn phần để đảm bảo giãn cách dẫn đến không duy trì đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH, khi xảy ra sự cố dễ phát sinh cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Do đó, Cục Cảnh sát PCCC & CNCH khuyến cáo một số biện pháp an toàn PCCC đối với các cơ sở ngừng hoạt động trong thời gian giãn cách, cụ thể như sau:

1. Ngắt nguồn điện đối với các khu vực, thiết bị ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Đối với các thiết bị cần duy trì nguồn điện, phải được lắp đặt thiết bị điện bảo vệ (aptomat, cầu chì…) và bố trí lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho việc vận hành trong trường hợp cần thiết.

3. Duy trì các điều kiện về đường, lối thoát nạn bên trong cơ sở đảm bảo thông thoáng để thuận tiện cho việc triển khai lực lượng, phương tiện PCCC và CNCH khi có tình huống cháy nổ xảy ra.

4. Bố trí, sắp xếp thiết bị, dây chuyền sản xuất, hàng hóa, vật tư bảo đảm yêu cầu ngăn cháy lan; không bố trí hàng hóa, vật tư, vật liệu dễ cháy và dễ bắt cháy gần với vị trí đặt ổ cắm điện, các thiết bị đóng ngắt cầu dao, aptomat, các thiết bị tiêu thụ điện, đặc biệt là thiết bị có khả năng sinh nhiệt, tia lửa dễ dẫn đến khả năng xảy ra cháy lan do tiếp xúc hoặc khi có sự cố chập điện.

5. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy bảo đảm hoạt động theo đúng công năng thiết kế, bảo đảm duy trì nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng cấp cho hệ thống này.

6. Trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy, phương tiện phá dỡ và cứu hộ, cứu nạn tại chỗ phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở, dự trữ đủ chất chữa cháy theo quy định.

7. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng, dầu, chất lỏng cháy cần có biện pháp bảo quản tại nơi riêng biệt, thông thoáng nhằm loại trừ (ngăn ngừa) nguy cơ tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ.

8. Rà soát, điều chỉnh phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ phù hợp với khả năng bố trí lực lượng tại chỗ và bảo đảm điều kiện phòng dịch.

9. Tùy thuộc vào yêu cầu giãn cách của địa phương, định kỳ bố trí người tuần tra, kiểm soát các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH đối với cơ sở.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
9 biện pháp phòng chống cháy, nổ trong thời gian cơ sở sản xuất ngừng hoạt động do dịch bệnh Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO