8 người chết, 2 người mất tích do bão số 4

Thương hiệu công luận| 19/08/2018 11:51

Bão số 4 đã làm 8 người chết, 2 người mất tích và hơn 4.600 nhà dân ở Thanh Hóa, Nghệ An bị ngập.

 Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (Cục Cứu hộ cứu nạn Bộ Quốc phòng), đến 17 giờ 18/8, mưa lũ ở các địa phương đã làm 8 người chết (2 người ở Sơn La, 5 người ở Nghệ An và 1 người ở Thanh Hóa). Ngoài ra hiện còn 2 người đang mất tích do lũ cuốn trôi (Sơn La: 1 người và Nghệ An: 1 người).
8 người chết, 2 người mất tích do bão số 4
Mưa to khiến nhều khu vực ở Nghệ an ngập sâu, giao thông tê liệt

Tại TP.Thanh Hóa, nước lũ trên sông Mã dâng cao khiến khoảng 1.700 nhà dân (6.354 nhân khẩu) ở 9 xã, phường bị ngập. Riêng xã Thiệu Dương 7/10 thôn vùng ngoại đê ngập sâu 1 - 3 m, nhiều gia đình phải sơ tán lên đê hoặc vào khu vực nội đê để lánh nạn.

Các con đường dẫn vào khu vực 7 thôn đều bị ngập nên người dân phải đóng bè, dùng thuyền ra vào mua lương thực, nước uống. Tại các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Thọ Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Yên Định (Thanh Hóa) nước từ thượng nguồn đổ về khiến nước trên sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày đều vượt mức báo động 1, làm ngập hơn 1.000 nhà dân ở các vùng trũng thấp.

Theo thống kê của UBND H.Mường Lát, trong hai ngày 17 – 18/8, riêng tuyến QL15C qua địa bàn huyện bị sạt lở hơn 50 điểm.

Tại Nghệ An, hôm qua mưa đã ngớt và nước lũ cũng đang rút nhanh, các địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả.

Theo báo cáo của tỉnh, mưa lũ đã làm 5 người chết và 1 người bị mất tích (đều ở H.Kỳ Sơn); 19 nhà dân bị sập, 1.928 nhà bị ngập nước; 247 hộ dân phải di dời khẩn cấp; 3.780 ha lúa, 1.274 ha hoa màu, 866 ha thủy sản bị ngập; 11.751 con gia súc, gia cầm và 9 chiếc cầu tạm bị cuốn trôi.

Tại H.Con Cuông có 2 chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh sát PCCC, trong khi hỗ trợ người dân sơ tán và di chuyển tài sản chạy lũ đêm 17.8, bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do rãnh mây dông hoạt động qua các tỉnh Bắc Bộ sẽ suy yếu, nên ngày 19/8 toàn khu vực Bắc Bộ giảm mưa nhanh, trưa, chiều trời hửng nắng, nền nhiệt trong ngày tăng cao hơn so với ngày 18/8, nền nhiệt giao động từ 29-30 độ C. 

Lũ hạ lưu sông Thương, sông Cả tiếp tục lên; hạ lưu sông Mã đang dao động ở mức đỉnh; sông Chu, thượng lưu sông Mã và sông Cả tiếp tục xuống. 

Sáng 19/8 mực nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương tiếp tục xuống mức 4,7m, trên báo động 1 là 0,4m, đến trưa 19/8, mực nước các sông có khả năng tiếp tục xuống: Sông Thương tại Phủ Lạng Thương xuống mức 4,3m, ở mức báo động 1, sông Bưởi tại Kim Tân xuống mức 10,8m, dưới báo động 2 là 0,2m, sông Mã tại Lý Nhân xuống mức 9,5m, mức báo động 1; tại Giàng xuống mức 5,2m, dưới báo động 2 là 0,3m, sông Cả tại Dừa xuống mức 22,9m, trên báo động 2 là 0,4m; tại Nam Đàn đạt đỉnh ở mức 6,7m, dưới báo động 2 là 0,2m, sau đó tiếp tục xuống.

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An; ngập lụt ở vùng trũng thấp đặc biệt là các huyện Thạch Thành, Yên Định (Thanh Hóa); Hưng Nguyên (Nghệ An). 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
8 người chết, 2 người mất tích do bão số 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO