8 điều Kim Dung còn nợ chúng ta

Trần Minh/TTO| 07/11/2018 08:12

Kim Dung đã tạ thế, nên những câu hỏi xung quanh thế giới võ hiệp mà ông dựng nên vẫn chưa thể có lời đáp. Nhà báo Trần Minh ghi lại vài điều với hi vọng 'biết đâu sau này có người giải đáp cho'!

8 điều Kim Dung còn nợ chúng ta - Ảnh 1.

Nhà văn Kim Dung tạ thế khi thượng thọ 91 tuổi

1. Giang hồ đâu phải là một cái nghề, nó chỉ thế giới ngầm đúng không? Như vậy, tất cả các nhân vật trong truyện Kim Dung kỳ thực là thất nghiệp? Vì đâu có thấy ai làm gì để sống đâu.

Cả đám đi lòng vòng, quánh nhau, uống rượu, tán tỉnh, lại 'quánh' nhau, uống rượu, tán tỉnh lại từ đầu. Quách Tĩnh, Dương Quá, Lệnh Hồ Xung rốt cục là làm nghề gì? Không lẽ khi giao lưu, đối phương hỏi: "Hey, what’s your job" (Này, nghề nghiệp của anh là gì?) lại trả lời: "I’m a giang hồ" (Tôi là giang hồ)?

2. Không đi làm, thì tiền đâu mà uống rượu, mua ngựa, ăn trưa ăn chiều ăn tối? Vậy phải chăng tất cả đều là cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo? Hay có quỹ giang hồ nào đó đủ mạnh để cung cấp chi phí hoạt động cho các bang phái? Trong các bang phái, công việc ổn định nhất có lẽ là Cái Bang, ăn xin. Còn lại không thấy làm gì để kiếm tiền cả.

3. Xứ sở Trung Nguyên trong thế giới Kim Dung bao la rộng lớn như thế nào, mà sao cả đám đi một hồi lại gặp nhau. Ngay cả Sài Gòn nhỏ bé này, giữa thời đại kỹ thuật số, buông tay nhau là lạc mất rồi, vậy mà Trung Nguyên rộng bao la, thời ấy làm gì có GPS, làm gì có định vị, làm gì có Google Map. Sao có thể nói đến là đến, nói gặp là gặp?

Đội săn tìm của giang hồ có khi còn ghê gớm hơn cảnh sát hình sự. Trừ phi trốn ra… Bắc Cực như Tạ Tốn và vợ chồng Trương Thúy Sơn, chứ đã ở Trung Nguyên là tìm phát ra ngay. Ghê gớm thật.

4. Các nhân vật trong truyện Kim Dung rất hay mặc quần áo đơn sắc. Ví như A Châu chỉ mặc áo xanh, A Tử chỉ mặc áo tím. Cháu ba đời của Dương Quá thì luôn mặc áo vàng. Giang hồ Kim Dung phải chăng ở dơ cả lũ?

5. Các ám khí trong truyện Kim Dung chỉ thấy ném ra, không thất nhặt lại. Phi tiêu, tựu tiễn chả phải là kim loại, làm ra ư? Cũng mất tiền mua mà, sao lại dùng một lần rồi vứt? Có chăng một bộ phận gọi là thu mua sắt vụn, trả ám khí củ, đổi ám khí mới? Cam kết hàng chính hãng, mới 99%, sale off 50%?

6. Độc dược là trò trá ngụy. Giang hồ 'quánh' nhau, hạ độc đối thủ bị xem là bèo bọt rồi. Vậy mà các bang phái sáng chế ra độc thì lo giấu đi, đằng này còn đăng ký tác quyền sản phẩm. Chà, độc này đích thị là của phái Ngũ Độc, chà món này chỉ có Không Động mới xài. Sao Không Động không chôm độc của nhóm khác, rồi đổ vấy lên đầu nó cho rồi.

7. Trong truyện hay có tục lệ ta nhường trước ngươi ba chiêu. Nghĩa là đánh phải không cho né, chứ đã đánh mà né thì sao gọi là nhường? Vậy nếu đánh mà ko né, tôi đứng 11 cách 11 mét, ném ám khí xuyên trên người một lỗ, có phải là chết không kịp ngáp không?

8. Võ công khi chiết chiêu đều phải đúng công thức. Ví dụ ta đánh ra một chiêu A, lập tức phải dùng chiêu B để đón đõ. Võ công thiên hạ bao la rộng lớn, cao thủ càng ghê gớm thì cách đón đỡ càng đa dạng. Như vậy thì hóa ra học gạo.

Tại sao khi đánh nhau, không thể ngồi xuống và nói chuyện như đánh cờ. Quách Tĩnh nói: "Nè, Hoàng lão tà, ta sẽ đánh ra chiêu Thần Long Bãi Vĩ, ngươi định đỡ thế nào". Hoàng Dược Sư sẽ nói: "Ta sẽ ngả người ra phía sau 45 độ, sau đó lại lấy hai bàn tay hướng lên, dùng nội công của ta phản kích ngược lại. Thế ngươi đánh theo sau là chiêu gì?" Cứ thế nói chuyện cho đến khi đối phương không biết đỡ thế nào thì thôi.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
8 điều Kim Dung còn nợ chúng ta
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO