60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam - một chặng đường vẻ vang, rất đỗi tự hào

Thanh Thanh/VOV| 17/12/2017 16:11

Tính đến ngày hôm nay, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã đi được chặng đường tròn 60 năm - một chặng đường vẻ vang rất đỗi tự hào…

Sáng 17/12 tại Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 thành lập Hội. Đến dự buổi lễ có ông Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội; NSND Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch liên hiệp các Hội Văn học Việt Nam và các thành viên trong Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

60 nam hoi nhac si viet nam mot chang duong ve vang rat doi tu hao hinh 1
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng bức trướng kỷ niệm 60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Dung)

Hội Nhạc sĩ Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 750, 751 của Bộ Nội vụ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào ngày 30/12/1957. Tiền thân của Hội là Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam, nằm trong Hội Văn Nghệ Việt Nam (thành lập từ tháng 7/1948) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 

Ngày đầu thành lập Hội NSVN chỉ có hơn 50 nhạc sĩ – nghệ sĩ từ chiến khu về và trong lòng Hà Nội đã tập hợp dưới mái nhà chung, mở ra con đường sáng tạo của âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam với những tên tuổi như: nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đình Phúc, Tạ Phước, Lương Ngọc Trác... Đến nay, Hội NSVN có tổng cộng 1.500 hội viên, trong đó có nhiều người đã ra đi mà tác phẩm vẫn để lại cho đời, nhiều người đang sung sức trong sáng tạo vì tương lai của nền âm nhạc nước nhà

Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam diễn ra vào sáng 17/12 tại Hà Nội, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội NSVN cho biết: “Tính đến ngày hôm nay, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã đi được chặng đường tròn 60 năm – một chặng đường vẻ vang rất đỗi tự hào. 60 năm qua là sự trưởng thành, phát triển không ngừng về chất và sự lớn mạnh về tổ chức, đội ngũ. Chúng ta luôn ghi nhớ và biết ơn các nhạc sĩ đã có công gây dựng “Ngôi nhà âm nhạc” cũng như tưởng nhớ tới các nhạc sĩ - chiến sĩ đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi lời chúc mừng nhân kỷ niệm 60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam: “Tôi xin chia sẻ niềm vui, niềm tự hào với Hội NSVN và tất cả những người làm công tác âm nhạc nước nhà về những đóng góp to lớn của Hội cùng các thế hệ hội viên trong 60 năm qua. Trên chặng đường vinh quang ấy, các thế hệ nghệ sĩ, nhạc sĩ đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm âm nhạc thấm đẫm hồn dân tộc, hơi thở thời đại - những bài ca đi cùng năm tháng. Đảng, Nhà nước và nhân dân kỳ vọng và tin tưởng rằng, đội ngũ những người làm công tác âm nhạc, bằng tất cả tài năng, tình yêu nghệ thuật và tâm huyết sẽ sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, làm giàu thêm văn hóa di sản của dân tộc”.

60 nam hoi nhac si viet nam mot chang duong ve vang rat doi tu hao hinh 2
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Nguyễn Dung)

Trong buổi lễ, các nhạc sĩ đã có dịp nhớ lại lịch sử của Hội NSVN qua các chặng đường, từ Chủ tịch khóa đầu tiên là nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát cho đến hiện tại là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. Tiêu biểu cho sự phát triển của Hội NSVN là những thành tích xuất sắc mà Hội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao Vàng; Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Những nhạc sĩ tiêu biểu được trao tặng Danh hiệu cao quý: Từ đợt I (năm 1995) với 5 nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật: Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Hoàng Việt; đến nay đã có 22 nhạc sĩ được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, 120 nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước và 51 Nghệ sĩ Nhân dân - Nhà giáo Nhân dân, hơn 200 Nghệ sĩ Ưu tú - Nhà giáo Ưu tú.

Tiếp nối sự nghiệp sáng tạo củaj thế hệ nhạc sĩ đàn anh đi trước, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động mang tính sáng tạo. Hội Nhạc sĩ Việt Nam luôn phối hợp, tham gia có hiệu quả vào những hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, âm nhạc dân tộc, truyền thống, các cuộc thi tài năng trẻ, các cuộc hội diễn liên hoan nghệ thuật do các Bộ, Ban ngành Đoàn thể tổ chức.

60 nam hoi nhac si viet nam mot chang duong ve vang rat doi tu hao hinh 3
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu. (Ảnh: Nguyễn Dung)

Trong những nhiệm kỳ gần đây, Hội NSVN đã tổ chức các Liên hoan Âm nhạc khu vực, vùng miền trong cả nước, tổ chức nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Một sự kiện nổi bật là việc tổ chức thành công Festival Âm nhạc mới Á – Âu vào các năm 2014 và 2016. Qua 2 lần tổ chức vị thế âm nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới, có điều kiện hội nhập với âm nhạc khu vực và quốc tế.

Bước tiếp những chặng đường vẻ vang 60 năm qua, giới âm nhạc Việt Nam tiếp tục xây dựng một nền âm nhạc tiên tiến, chuyên nghiệp, phấn đấu có những tác phẩm đỉnh cao thuộc các thể loại nhạc kịch, vũ kịch, giao hưởng, hợp xướng, chú trọng tới lĩnh vực ca khúc, thế mạnh truyền thống của nền âm nhạc nước nhà, khuyến khích nhạc sĩ trẻ tìm tòi sáng tạo ra nhiều sản phẩm âm nhạc mới, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của giới trẻ, hội nhập với thị trường âm nhạc thế giới.

Một dấu son trên chặng đường 60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam là việc Đảng và Nhà nước cho phép lấy ngày 3/9 hàng năm làm Ngày Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ năm 2010.

Nhìn lại chặng đường 60 qua, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tự hào là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xứng đáng với lòng tin của Đảng, của Nhân dân. Các thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đã có đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, để lại một di sản âm nhạc đồ sộ, vô cùng giá trị góp vào kho tàng văn hoá của nước nhà./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
60 năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam - một chặng đường vẻ vang, rất đỗi tự hào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO