6 tháng cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra gần 36,7 nghìn doanh nghiệp

Kim Phương| 23/08/2017 16:05

Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Thanh tra Bộ Tài chính triển khai 16 cuộc thanh tra, kiểm tra, ban hành 25 kết luận thanh tra, kiến nghị xử lý về tài chính 1.496 tỷ đồng.

Theo kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính – Ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 thángđầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng cuối năm 2017, 6 tháng đầu năm nay cơ quan Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra gần 36,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 23,5% so cùng kỳ năm 2016, kiến nghị thu vào ngân sách trên 7,6 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so cùng kỳ năm 2016 (đã thực nộp vào ngân sách trên 3,4 nghìn tỷ đồng).


6 tháng thanh tra, kiểm tra gần 36,7 nghìn doanh nghiệp

Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tài chính đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm

Cơ quan Hải quan đã thực hiện gần 3,9 nghìn cuộc kiểm tra sau thông quan, thu vào ngân sách 861 tỷ đồng; các cơ quan Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước, Chứng khoán Nhà nước, Quản lý và giám sát bảo hiểm cũng tích cực triển khai triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch đề ra, góp phần siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và tài sản công.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã làm tốt vai trò Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tính đến tháng 6/2017, đã bắt giữ, xử lý trên 6,8 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý tăng thu cho ngân sách 151 tỷ đồng; cơ quan Hải quan đã khởi tố 20 vụ và chuyển các cơ quan khác khởi tố 37 vụ.

Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, kiểm soát lạm phát

6 tháng qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Xây dựng,... ban hành các văn bản hướng dẫn về giá đối với các dịch vụ để kịp thời áp dụng ngay khi Luật phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Tiếp tục thực hiện quản lý, điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (như xăng dầu, than, sữa,...), điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2017.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ hoạt động đăng ký, kê khai giá của doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá và được mua sắm từ NSNN; kiểm tra, xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về giá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Các địa phương đã tăng cường công tác quản lý giá cả, bình ổn thị trường trên địa bàn theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Tình hình giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm cơ bản ổn định, không xảy ra tình trạng đột biến về giá. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 4,15% so cùng kỳ năm 2016.

Về công tác đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, trong 6 tháng đầu năm, NSNN đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời theo tiến độ các nhiệm vụ chi bảo đảm an sinh xã hội đã bố trí trong dự toán cho các đối tượng chính sách. Ngân sách Trung ương đã hỗ trợ kịp thời các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn, hỗ trợ khôi phục sản xuất sau thiên tai. Bên cạnh đó, đã xuất cấp trên 62,8 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu đói, cứu trợ cho nhân dân và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn; chi trả kịp thời kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố về môi trường biển 4 tỉnh miền Trung từ nguồn đền bù của Formosa (tổng số đã cấp cho 4 tỉnh gần 6,6 nghìn tỷ đồng).

Về công tác hợp tác quốc tế và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực ASEAN, ASEAN+3. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh; đàm phán ký kết 20 Hiệp định vay ODA và ưu đãi với tổng giá trị khoảng 1,8 tỷ USD. Tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết.

Theo Bộ Tài chính,trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất, tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN; điều hành quyết liệt thu, chi, đảm bảo giữ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, còn phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, tác động không thuận đến việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2017; đáng chú ý là tăng trưởng kinh tế đạt thấp; tiến độ thu NSNN, đặc biệt là thu ngân sách Trung ương đạt thấp; công tác quản lý thu NSNN ở một số địa bàn, lĩnh vực chưa quyết liệt, chưa theo sát tình hình thực tiễn, diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh (SX – KD) của doanh nghiệp; nợ đọng thuế có khả năng thu còn lớn.

Đến hết tháng 6/2017, tổng thu NSNN ước đạt 563,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46,5% dự toán, tăng 13,9% so cùng kỳ năm 2016; trong đó: thu nội địa đạt 45,6% dự toán, tăng 12,4%, không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại và thu bán vốn cổ phần sở hữu nhà nước, thì đạt 45,5% dự toán, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2016, cơ bản sát với tăng trưởng kinh tế. Do ảnh hưởng bởi khó khăn trong hoạt động sản xuất - xây dựng nên tiến độ một số lĩnh vực như thủy điện, khai khoáng, sản xuất lắp ráp ô tô, điện thoại di động, chế biến thực phẩm,... đạt thấp so với yêu cầu; thu từ dầu thô đạt 60,1% dự toán, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016 (do giá dầu cao hơn giá dự toán, bình quân 54,6 USD/thùng, cao hơn 4,6 USD/thùng); thu cân đối từ XNK đạt 49,2% dự toán, tăng 22,2% so cùng kỳ năm 2016, chủ yếu nhờ hoạt động XNK 6 tháng đầu năm tiếp tục đà tăng trưởng.

Trong tổng thu NSNN nêu trên, thu ngân sách Trung ương ước đạt 41,5% dự toán; thu NSĐP 54% dự toán; trong đó, có 45 địa phương thu đạt từ 48% dự toán trở lên (không kể tiền sử dụng đất thì có 11 địa phương đạt trên 52%); 54 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm 2016; vẫn còn 18 địa phương thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán (dưới 48%) và 9 địa phương thu đạt thấp so cùng kỳ, chủ yếu do một số ngành sản xuất công nghiệp có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như khai khoáng (dầu thô, khí thiên nhiên, than,...), thủy điện, sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất điện thoại di động, sản xuất, chế biến thực phẩm, tăng trưởng thấp, thậm chí giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi NSNN ước đạt 582,96 nghìn tỷ đồng, bằng 41,9% dự toán, tăng 8,3% so cùng kỳ năm 2016. Chi NSNN được tổ chức điều hành chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ, trong phạm vi dự toán được giao và phù hợp với tiến độ thực hiện. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, thực hiện chi, mua sắm tài sản công theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và trong phạm vi dự toán được giao. Bên cạnh đó đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN; qua đó, phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm, góp phần nâng cao kỷ luật tài chính và hiệu quả sử dụng NSNN.

Trong 6 tháng đầu năm, đã sử dụng khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng nguồn dự phòng NSTW, chủ yếu để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai. Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương 6 tháng đầu năm được đảm bảo; trong đó bội chi ngân sách Trung ương bằng khoảng 43,5% dự toán.

(0) Bình luận
  • Sắp diễn ra Triển Lãm HanoiPlas 2024 tại Hà Nội
    Từ ngày 5- 8/6/2024 tại I.C.E. Hà Nội, Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành Nhựa và Cao Su sẽ được tổ chức.
  • Khởi động diễn đàn công nghệ FORTEC đầu tiên
    Vừa qua, Công nghệ Pháp (French Tech) Việt Nam khởi động diễn đàn FORTEC đầu tiên, cung cấp nền tảng phát triển cho các nỗ lực đổi mới, công nghệ và tiến đến kết nối các hệ sinh thái công nghệ của Pháp và Việt Nam.
  • Lễ hội Rượu vang Ý 2024: Trải nghiệm văn hóa và cơ hội kinh doanh
    Lễ hội Rượu vang Ý – một sự kiện thường niên do Lãnh sự quán Ý và Gambrorosso tổ chức, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và du khách đam mê văn hóa Ý tại Việt Nam – sẽ trở lại vào ngày 3 tháng 6 năm 2024 tại khách sạn Rex, TP Hồ Chí Minh (141 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện năm nay không chỉ hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo, kết hợp giữa các loại rượu vang thượng hạng và món ăn đặc sắc của Ý, mà còn mở ra cơ hội kết nối thương mại hiệu quả.
  • Hà Nội: Cưỡng chế thu hồi đất với 8 hộ dân không thực hiện di dời tại số 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo
    Sau thời gian tích cực tuyên truyền, vận động, đúng 9h sáng 22/5/2024, tại Hà Nội, lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm tổ chức cưỡng chế thu hồi đất với 8 hộ dân không thực hiện di dời tại số 43F - 47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo theo quy định. Đất thu hồi sẽ được sử dụng vào dự án xây dựng Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hoàn Kiếm)
  • Triển lãm Quốc tế về Công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép và gia công kim loại METAL & WELD - ISME VIETNAM 2024
    Sáng ngày 17/5 trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về Công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép và gia công kim loại (Metal & Weld – Isme Vietnam 2024) tại Hà Nội đã diễn ra chương trình "Giao thương doanh nghiệp Ngũ kim, máy móc, thiết bị công nghiệp", “Diễn đàn Công nghệ Hàn phục vụ công nghiệp 4.0 và 5.0” và “Hội thi tay nghề Hàn Hà Nội 2024 - Trình diễn kỹ thuật hàn công nghệ cao”.
  • Tuyển dụng Thủ quỹ
    Do nhu cầu công việc của toà soạn trong thời gian tới, Tạp chí Người Hà Nội cần tuyển nhân sự vị trí Thủ quỹ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên: “Viết cho thiếu nhi thật ra không dễ chút nào”
    Nhà văn Bùi Tiểu Quyên “khởi nghiệp văn chương” từ năm 2008 và những năm gần đây đặc biệt gây tiếng vang với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ngòi bút tinh tế, trong trẻo, dí dỏm thấm đượm tình yêu, lòng ham học hỏi đã chinh phục hàng ngàn trái tim độc giả, đặc biệt là độc giả thiếu nhi - thiếu niên. Không chỉ vậy, các tác phẩm của chị cũng được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái nhiều giải thưởng. Cùng phóng viên Người Hà Nội lắng nghe chia sẻ của chị xung quanh những “đứa con tinh thần” mà chị đã dày công ấp ủ…
  • Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
    Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
  • iHanoi - Kênh tương tác số hữu hiệu giữa chính quyền với người dân
    iHanoi ra đời với sứ mệnh là kênh tương tác số thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ứng dụng cũng mang tới những thông tin hữu ích, cung cấp các tiện ích đô thị thông minh tới người dân ở mọi khía cạnh cuộc sống, gồm: Giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp…
  • Quy định trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử
    Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài và cơ quan, tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Sáng ngày 26/6, Báo Phụ nữ Thủ đô đã tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Qua những chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến từ các tòa soạn báo, các chuyên gia, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp... tọa đàm góp phần khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” đồng thời gợi mở những giải
  • Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
    Hôm nay 26-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
  • Nền tảng I-Cabinet: Hà Nội tiến tới chính quyền số
    Cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô thời gian qua đã chung sức, đồng lòng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều giải pháp xây dựng Chính quyền số - Chính quyền phục vụ đã được Hà Nội triển khai. Đặc biệt, ngày 28/6/2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ ra mắt nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
  • Nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và thời lượng quảng cáo trên truyền hình
    Chính phủ giao Bộ VHTTDL hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
    Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
  • Tri ân chúa Nguyễn, người có công định chế ra áo dài Việt Nam
    Thừa Thiên Huế tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài và trở thành quốc phục của Việt Nam.
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Hiệu quả từ mô hình “30 phút vì dân”
    Đều đặn, cứ 7h mỗi thứ 2 và thứ 6 hằng tuần, tại Bộ phận Một cửa phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đã có cán bộ công chức đến làm việc. “30 phút vì dân” là một trong rất nhiều hoạt động của Quận ủy Tây Hồ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thủ đô Hà Nội sẽ có Cơ quan phục vụ hành chính công
    Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Đề án thành lập Cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.
6 tháng cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra gần 36,7 nghìn doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO