4 mức xử trí người nhiễm SARS-CoV-2 và 19 loại bệnh nền có nguy cơ cao

KTĐT| 31/07/2021 16:59

Ngày 31/7/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3646/QĐ-BYT phê duyệt Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam, bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, việc phân loại đúng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội.
Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 nhằm đánh giá nguy cơ của người nhiễm SARS-CoV-2 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở điều trị phù hợp nhằm hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì hoạt động phòng chống dịch hiệu quả.Vì vậy, việc phân loại này nhằm 3 mục đích: Đánh giá được các nguy cơ cụ thể cho từng người bệnh; Phân loại người bệnh theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng; Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để can thiệp kịp thời.Sau khi hoàn thành phân loại mức độ nguy cơ của từng người bệnh, hệ thống điều trị sẽ:1. Lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp đối với người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau;2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, triệt để, không có nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác;3. Tuân thủ các hướng dẫn xử trí và điều trị nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng tại các cơ sở điều trị không phù hợp.Người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) được phân loại theo 4 mức độ nguy cơ và các hướng dẫn xử trí tương ứng với từng mức nguy cơ.
 Mức Nguy cơ thấp (màu Xanh)Người nhiễm (F0) có các đặc điểm, dấu hiệu sau:- Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (chi tiết bệnh nền tại Phụ lục 1);- Hoặc đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng Covid-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày;- Hoặc sức khoẻ chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.Xử trí: Những trường hợp này sẽ được chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị Covid-19 ban đầu. Hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi…).Yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khoẻ và thông báo tình trạng sức khoẻ hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương; Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu; Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp. Mức nguy cơ trung bình (màu Vàng)Người nhiễm (F0) có các đặc điểm, dấu hiệu sau:- Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền- Hoặc sức khoẻ có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát họng, đau ngực… (Phụ lục 2);- Hoặc SpO2 từ 95% đến 96%;- Tuổi trên 45 và mắc một trong các bệnh lý nềnXử trí: Chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh Covid-19.Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứuĐánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp. Mức Nguy cơ cao (màu Da cam)Người nhiễm (F0) có các đặc điểm, dấu hiệu sau:- Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền- Phụ nữ có thai;- Trẻ em dưới 5 tuổi;- SpO2 từ 93% đến 94%.Xử trí: Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng.- Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu; Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp. Mức Nguy cơ rất cao (màu Đỏ)Người nhiễm (F0) có các đặc điểm, dấu hiệu sau:- Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền- Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu;- SpO2 từ 92% trở xuống;- Người bệnh đang có tình trạng thở máy; đang có ống mở khí quản; liệt tứ chi; đang điều trị hóa xạ trị.
Xử trí: Chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị Covid-19 nặng. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.Việc phân loại theo các mức độ nguy cơ cần chú ý:Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.Nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức “nguy cơ rất cao” được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất. Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.Bộ Y tế cũng ban hành kèm theo Quyết định 3646/QĐ-BYT là các Phụ lục:Phụ lục 1: Các bệnh nền có nguy cơ cao, bao gồm 19 bệnh, nhóm bệnh1. Đái tháo đường2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)4. Bệnh thận mạn tính5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu6. Béo phì, thừa cân7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)8. Bệnh lý mạch máu não9. Hội chứng Down10. HIV/AIDS11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ12. Bệnh hồng cầu hình liềm13. Bệnh hen suyễn14. Tăng huyết áp15. Thiếu hụt miễn dịch16. Bệnh gan17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác19. Các loại bệnh hệ thốngPhụ lục 2 – Các dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-21. Ho2. Sốt (trên 37,5 độ C)3. Đau đầu4. Đau họng, rát họng5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi6. Khó thở7. Đau ngực, tức ngực8. Đau mỏi người, đau cơ9. Mất vị giác10. Mất khứu giác11. Đau bụng, buồn nôn12. Tiêu chảyPhụ lục 3 – Tình trạng cấp cứu1. Rối loạn ý thức2. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%="">3. Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút4. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90="" mmhg,="" huyết="" áp="" tối="" thiểu="">< 60="" mmhg="">5. Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
Đừng bỏ lỡ
4 mức xử trí người nhiễm SARS-CoV-2 và 19 loại bệnh nền có nguy cơ cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO