Văn hóa - Xã hội

200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương

Duy Minh 15:34 16/04/2025

Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.

cang-bien.jpg
Sơ đồ cảng Hải Phòng năm 1925.

Ngày 15/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới".

Từ trước thế kỷ 19, thương nhân nước ngoài đã tới các cảng biển Việt Nam để tiến hành buôn bán và thăm dò tình hình. Đây cũng là nơi các giáo sĩ nước ngoài cập bến trước khi vào truyền giáo.

Sau khi xâm chiếm nước ta, người Pháp từng tham vọng xây dựng hàng loạt hải cảng dọc bờ biển Đông như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hòn Gai - Cẩm Phả, Bến Thủy, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Hà Tiên… Hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý và vận hành cảng biển cũng từng bước được hoàn thiện.

p3_14-1744078556657.jpg
Hình ảnh triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa; Từ Đông Dương ra thế giới".

Cùng với mạng lưới hải cảng, hải đăng có vai trò then chốt trong việc giúp tàu thuyền ngoài khơi định hướng, báo hiệu dẫn luồng, chỉ dẫn vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm…

Tài liệu Châu bản cho thấy triều đình nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc xây dựng, tôn tạo hải đăng phục vụ hoạt động của tàu thuyền. Sang đến thời Pháp, hệ thống hải đăng được xây dựng hàng loạt, góp phần phát triển hạ tầng hàng hải.

Sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng gồm hệ thống hải cảng, hải đăng liên kết với hệ thống đường bộ, đường sắt đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương. Các công ty vận tải biển lớn của Pháp, đặc biệt là hai công ty Messageries Maritimes và Chargeur Réunis, đã phát triển mạnh mẽ với các hợp đồng vận chuyển nhân lực và hàng hóa giữa Đông Dương và chính quốc cũng như các quốc gia khác.

ban_ve_mat_dung_hai_dang_hon_dau-1744078390153.jpg
Bản vẽ mặt đứng hải đăng Hòn Dấu 1985 (ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I)

Triển lãm giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc phản ánh bức tranh toàn cảnh về quá trình quy hoạch cảng biển, xây dựng hải đăng và vận tải hàng hải trong khu vực Đông Dương giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Triển lãm được chia thành ba phần chính: “Hải cảng - Cửa ngõ giao thương và thâm nhập”; “Hải đăng - Mắt thần canh biển” và “Hải vận - Kết nối những chân trời”.

Thông qua những hình ảnh tư liệu quý hiếm, người xem có cơ hội hiểu sâu hơn về vai trò đặc biệt của hệ thống cảng biển không chỉ với giao thương mà còn là những điểm nóng chiến lược, nơi từng được các cường quốc phương Tây coi là bàn đạp cho hoạt động xâm chiếm thuộc địa.

Các tư liệu, hình ảnh trưng bày phục vụ công chúng từ ngày 15/4 tại địa chỉ archives.org.vn và facebook.com/luutruquocgia1./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO