Thời gian qua có nhiều người dân sống gần khu vực Đền Sóc (đường Xuân La, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) có ý kiến đến toà soạn Người Hà Nội về việc cảnh quan di tích khu vực Đền Sóc đang bị xâm chiếm nghiêm trọng.
Xe ô tô còn để tràn cả ra cổng Xuân Tảo là một ngôi làng cổ ven sông Hồng có rất nhiều di tích lịch sử nằm rải rác với tuổi đời hàng ngàn năm. Xuân Tảo không chỉ lôi cuốn bởi cảnh đẹp và truyền thống văn hóa đặc trưng của một làng cổ kinh thành Thăng Long xưa mà còn hấp dẫn hơn cả bởi những truyền thuyết thành hoàng làng còn được lưu dấu tích trong các đình, đền ở đây. Tiêu biểu trong đó là câu chuyện về đền thờ Sóc Thiên Vương.
Truyền thuyết kể rằng thánh Gióng trước khi bay về trời đã phi ngựa về phía Tây hồ Tây. Gióng dừng chân tại gò Phượng Hoàng, xuống tắm mát nghỉ ngơi và ăn cơm với cà do dân làng dâng tặng. Ngài xuống hồ Tây tắm và khi ngài bơi là nước ở trong hồ Tây sóng dâng cao, chứng tỏ sức mạnh của ngài là vô cùng mạnh mẽ, mới làm cho sóng ở hồ Tây cao lên hàng mét như thế. Đền Sóc Xuân Tảo hiện nay nằm tại vị trí gò Phượng Hoàng xưa, nơi ông để lại thanh roi sắt. Đã từ bao năm nay, bên cạnh hội Gióng Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng, vào mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, rất nhiều người dân Hà Nội đến đền Sóc Xuân Tảo để tham dự hội Gióng Xuân Đỉnh.
Quần thể Khu di tích Đền Sóc đã được Nhà nước xếp hạng khu di tích lịch sử nghiêm cấm vi phạm từ năm 1991, nhưng tại đây đang tồn tại hiện tượng bị sử dụng sai mục đích chiếm dụng làm bãi đỗ xe ô tô gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến việc tham quan, vãn cảnh di tích của du khách thập phương.
Không những ngang nhiên treo bảng Trung tâm đào tạo Lạc Hồng mà trong khuôn viên Đền còn được dựng nhà để ở Theo một người dân cho biết, ban ngày có nhiều ô tô của nhân viên Trung tâm Đào tạo Lạc Hồng mang xe đến để cho học viên tập lái xe. Cứ sau giờ hành chính là hàng loạt ô tô của người dân xung quanh tập kết tại đây biến khu đất Đền Sóc thành bãi xe không phép. Có ngày xe nhiều quá còn để tràn ra cả cổng Đền và ngoài đường.
Đền Sóc là di tích đã được Nhà nước xếp hạng vậy mà không hiểu vì lý do gì mà chính quyền địa phương lại để tồn tại một cảnh tượng bát nháo, nhếch nhác chình ình giữa chốn tôn nghiêm. Câu hỏi đặt ra là từ sự việc tồn tại trong thời gian dài làm xấu kiến trúc mỹ quan di tích như thế thì ai sẽ được lợi?. Lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ này chảy đi đâu?. Chúng tôi xin chuyển nội dung trên đến các cơ quan quản lý văn hoá địa phương nhanh chóng có biện pháp xử lý dứt điểm.
Bài 2: Ai hưởng lợi?