Xử lý nghiêm những hành vi truyền bá mê tín, dị đoan

Hoàng Lân/HNM| 23/03/2019 09:34

Vụ việc chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) tổ chức “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” rồi thu hàng triệu đồng của người dân được báo chí phản ánh những ngày qua đang gây xôn xao dư luận. Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) khẳng định, việc "thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” hoàn toàn không có trong giáo lý Phật giáo. Người dân cần hiểu đúng các nghi lễ trong đạo Phật để thực hiện đúng chuẩn mực, tránh bị dẫn dụ.

Việc "thỉnh vong" không có trong giáo lý Phật giáo

Sau khi báo chí phản ánh hiện tượng phật tử của chùa Ba Vàng - Phạm Thị Yến tổ chức truyền bá "vong báo oán" tại ngôi chùa này gây xôn xao dư luận. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Trị sự Trung ương GHPGVN đều có công văn yêu cầu Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh phải làm rõ vấn đề này để tránh gây hoang mang dư luận.
Xử lý nghiêm những hành vi truyền bá mê tín, dị đoan
Ban trị sự GHPGVN khẳng định việc "thỉnh vong" diễn ra tại chùa Ba Vàng không đúng giáo lý Phật giáo.

Để khẳng định chân lý của Phật giáo, giúp người dân dân hiểu hơn về luật nhân-quả, cũng như các nghi thức của Phật giáo, hôm nay (22-3), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã có Công văn số 33/CV-BTS do Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh ký để làm rõ các nghi thức trong Phật giáo mà chùa Ba Vàng đang thực hiện là đúng hay sai.

Theo công văn này, GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong nghi lễ truyền thống Phật giáo Bắc truyền tại Việt Nam, khi thực hiện nghi lễ cho vong linh người đã mất có các nghi thức: Tiếp linh, cúng Phật, cúng Tổ, triệu linh, tụng kinh cầu siêu, chúc thực. Nghi thức “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” không có trong giáo lý Phật giáo. Trong nghi lễ Phật giáo Bắc truyền chỉ có nghi thức triệu linh và nghi thức “lập đàn cúng giải oan thích kết”.

“Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh không được chứng kiến hoạt động “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng nên chưa biết hình thức và nội dung thực hiện như thế nào. Điều quan trọng không phải là duy danh ngôn ngữ mà phải biết nghi lễ ấy được thực hiện với hình thức và nội dung như thế nào”, công văn nêu.

Cũng tại công văn này, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh lên án các hành vi lợi dụng niềm tin của phật tử, nhân dân, núp bóng nghi lễ Phật giáo để trục lợi. Đề nghị các cấp, các ngành nghiên cứu, nếu bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều phải xử lý nghiêm trước quy định của pháp luật.

Trước đó, chiều 21-3, Thượng tọa Thích Thiện Đức, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN khi trả lời báo chí đã khẳng định: “Phật giáo hướng con người làm việc thiện, tu nhân tích đức. Việc "thỉnh vong” để hóa giải nghiệp oan gia là không đúng. Mỗi người phải tự làm việc tốt, việc thiện để hóa giải nghiệp cho mình, chứ không phải "thỉnh vong". Nếu phật tử dẫn dắt con người đi vào con đường đó là không đúng theo chính pháp Phật giáo”.

Với khẳng định này có thể thấy nghi thức “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ” mà chùa Ba Vàng đã tiến hành là trái với các quy định trong hoạt động tín ngưỡng Phật giáo tại Việt Nam.

Xử lý nghiêm những hành vi mê tín, dị đoan

Trả lời báo chí, Đại đức Thích Đạo Hiển cho biết, hoạt động “thỉnh vong” tại chùa Ba Vàng đã diễn ra một thời gian dài. Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản báo cáo các cấp, các ngành và đề nghị phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh tại chùa Ba Vàng tại công văn số 125/CV-BTS ngày 26-8- 2015.
Xử lý nghiêm những hành vi truyền bá mê tín, dị đoan
Công văn của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh gửi UBND TP Uông Bí ngày 22-3-2019.

Trong công văn ban hành hôm nay (22-3), Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết, Hiến chương GHPGVN, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN và các quy định khác của Giáo hội đều quy định các hoạt động phật sự, hành đạo, tu đạo tại cơ sở thờ tự của Phật giáo do vị trụ trì cơ sở thờ tự đó chịu toàn bộ trách nhiệm. Việc công dân Phạm Thị Yến có các hoạt động tại chùa Ba Vàng do trụ trì chùa Ba Vàng chịu trách nhiệm. 

Trả lời về vấn đề chấn chỉnh, quản lý hoạt động tôn giáo tại chùa Ba Vàng, Thượng tọa Thích Thiện Đức, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN cho biết, hiện nay đã phân cấp quản lý rõ ràng. Những hoạt động tôn giáo ở địa phương sẽ do Ban trị sự GHPGVN các địa phương quản lý. Những sai phạm trong hoạt động tôn giáo tại các địa phương sẽ được xử lý theo đúng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Thượng tọa Thích Thiện Đức cũng cho biết, đã đề nghị Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngay buổi làm việc với Đại đức Thích Trúc Thái Minh (trụ trì chùa Ba Vàng) để kiểm điểm, làm rõ sự việc.

Mới đây, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng có văn bản đề nghị Hội đồng trị sự GHPGVN và cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh xác minh việc báo chí phản ánh tại chùa Ba Vàng. Các tổ chức, đơn vị liên quan cần đưa ra biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm nếu có.

Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị GHPGVN khẳng định những hành vi mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, không phù hợp với truyền thống phải bị loại khỏi các cơ sở Phật giáo. Cụ thể, hiện tượng "trục vong", "gọi hồn" là không có trong truyền thống Phật giáo, nếu các cơ sở thờ tự thực hiện là đang vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và một số điều trong Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30-12-2017 của Chính phủ thì cần được xử lý theo quy định của pháp luật.

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hóa cần tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch chuẩn diễn ra tại cơ sở thờ tự Phật giáo; bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật để xử lý nghiêm những hành vi truyền bá mê tín dị đoan, gây dư luận thiếu tích cực, tác động xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Xử lý nghiêm những hành vi truyền bá mê tín, dị đoan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO