Xin giúp đỡ người phụ nữ bị suy thận mãn

PV| 29/03/2018 15:05

Bảy năm mắc chứng bệnh suy thận khiến cơ thể chị Nguyễn Thị Dung (Sinh năm 1981, quê ở xóm 17, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) ngày càng suy yếu, trong khi tài sản trong nhà cũng cạn kiệt theo.

Xin giúp đỡ người phụ nữ bị suy thận mãn
Chị Dung hằng ngày phải vật lộn với bệnh tật

Học xong phổ thông cơ sở, chị Dung vào miền Nam làm công nhân. Năm 2007 chị kết hôn và đến năm 2010 sinh con. Vốn đã bị suy nhược cơ thể từ nhỏ, nhưng phải đến sau sinh con, khi đi khám ở bệnh viện chị mới biết mình bị suy thận. Cuộc sống khó khăn, khốn khó cũng bắt đầu ập xuống đầu chị từ đó.

Chị quyết định cùng gia đình quay về Nghệ An để chữa bệnh. Nhưng thật trớ trêu, trong khi biết chị bị bệnh nặng, người chồng đã bỏ đi, bỏ mặc hai mẹ con chị. Chị lại lủi thủi ôm con về nhà mẹ đẻ nương nhờ để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật.

Bố mẹ chị nay đã ngoài 70 tuổi, vốn cũng làm nông, làm được bao nhiêu tiền cũng đều dốc hết cho con chữa bệnh. Hết vay tiền của người thân, chị lại tiếp tục thế chấp nhà cửa để đi vay ngân hàng lấy tiền chữa bệnh. Đến nay, số tiền nợ của chị lên đến vài chục triệu đồng, trong khi bệnh tình ngày càng thêm nặng. Không chỉ lo tiền chữa bệnh, hằng tháng chị còn tất tả lo cho con gái ăn học. Do vậy, cuộc sống gia đình chị ngày càng khốn khó.


Chị kể “Trước kia mỗi tháng tôi chạy thận một lần, giờ đây mỗi tuần ba lần nên tốn kém rất nhiều. Ruộng vườn đã bán cả nên khi không đau nặng tôi lại đi làm thuê đủ thứ để có tiền chạy thận, nhưng tiền công thấp nên càng thêm quẫn bách. Tôi rất mong được các nhà hảo tâm giúp đỡ để vượt qua bệnh tật, khó khăn”.


Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ qua chị Nguyễn Thị Dung; ĐT: 0973851235. Hoặc mọi chi tiết xin liên hệ thông qua Báo Người Hà Nội, địa chỉ Tòa soạn: Số 126 phố Nam Cao, phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. 
Điện thoại: 024 3846 5176, Email: baodientunhn@gmail.com
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Đừng bỏ lỡ
Xin giúp đỡ người phụ nữ bị suy thận mãn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO