Xét tặng NSND, NSƯT: Đừng tước mất cơ hội của nghệ sĩ!

Bài và ảnh: Thanh Hiệp/NLĐO| 19/10/2017 10:54

Nhiều nghệ sĩ kỳ vọng có sự đổi mới trong cách xét duyệt các danh hiệu này để kết quả mỗi kỳ xét duyệt không còn làm họ tổn thương.

NSƯT Phương Quang, NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu và nhiều nghệ sĩ khác đã làm hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đợt này. Hồ hởi thực hiện hồ sơ cá nhân gửi về Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) TP HCM, các nghệ sĩ cho biết họ tin tưởng lần này hội đồng cấp cơ sở sẽ không gạt họ ra ngoài danh sách trước khi gửi đến Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VH-TT-DL).

Chưa qua được ải huy chương

Được công chúng biết đến là những danh ca một thời lừng lẫy, việc họ bị "trượt" danh hiệu NSND từ những lần trước chỉ vì thiếu huy chương vàng, huy chương bạc trong các cuộc liên hoan, kỳ hội diễn theo tiêu chí cần và đủ của quy chế, khiến danh dự của họ bị tổn thương.

NSƯT Phương Quang cao niên nhất trong 4 nghệ sĩ kể trên. Ông có hơn 60 năm cống hiến cho sân khấu, tên tuổi được bảo chứng qua hàng trăm vai diễn nổi tiếng, luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo nhưng vẫn không qua được cửa xét duyệt của hội đồng cấp cơ sở.

Xét tặng NSND, NSƯT: Đừng tước mất cơ hội của nghệ sĩ! - Ảnh 1.

Từ trái sang: NSƯT Thanh Tuấn, Phương Quang, Vũ Luân và Thanh Vy trong chương trình "Làn điệu phương Nam" tại Nhà hát TP

NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu đều là 3 danh ca tiếng tăm lẫy lừng của sân khấu cải lương Nam Bộ, quá trình cống hiến của họ được giới chuyên môn ghi nhận bởi sự sáng tạo không ngừng trong việc làm tươi mới, phong phú cách thể hiện bài ca vọng cổ và phả vào vai diễn những dấu ấn đậm nét khiến khán giả chỉ cần nhắc đến tên tuổi họ là nhớ ngay đến các vai diễn của họ như: Nguyễn Trãi (vở "Rạng ngọc Côn Sơn"), Võ Minh Luân ("Đời cô Lựu"), Minh ("Tô Ánh Nguyệt"), Hai Tất ("Sông dài")… của NSƯT Minh Vương; Huy Bình (vở "Tìm lại cuộc đời"), Chu Văn An ("Nỗi lòng Chu Văn An"), A Khắc Chu Sa ("Người tình trên chiến trận)… của NSƯT Thanh Tuấn; Trùm Sò (vở "Ngao Sò Ốc Hến"), Tâm ("Tô Ánh Nguyệt"), Thừa ("Tìm lại cuộc đời")…của NSƯT Giang Châu.

Trên hết, họ là những nghệ sĩ đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trẻ thông qua nhiều vở diễn, chương trình mà họ được mời làm cố vấn nghệ thuật hoặc dàn dựng.

NSƯT Thoại Miêu có hơn 45 năm cống hiến cho sân khấu cải lương. Từ chiếc nôi Đoàn Văn công TP HCM, tiền thân của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ngày nay, chị đã không ngừng tạo nền tảng kiến thức cho đội ngũ diễn viên trẻ của nhà hát. Hầu hết các hội diễn, liên hoan của nhà hát này đều có sự đóng góp âm thầm của chị.

"Những lần trước, cứ xét theo tiêu chí không có đủ huy chương, chúng tôi đã bị đánh rớt ngay từ hội đồng thành phố. Khi đó đích thân những nghệ sĩ có tên trong Hội đồng Xét tặng danh hiệu ở trung ương đã hết sức bất ngờ, họ gặp gỡ, thậm chí điện thoại chia buồn vì sự đáng tiếc này. Tại sao lại tước bỏ cơ hội của chúng tôi ngay từ hội đồng địa phương trong khi chúng tôi đã có nhiều cống hiến như thế" - NSƯT Minh Vương bày tỏ nỗi niềm.

Cấp thành phố đề nghị là được

Dẫn chứng những trường hợp được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND nhờ có hội đồng cấp cơ sở bảo vệ trước khi hồ sơ của họ chuyển đến hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước, trong đó có mình, NSND Trọng Hữu (tỉnh Kiên Giang) nói: "Chúng tôi (Thảo Vân của Cần Thơ, Ngân Vương của Đồng Nai - PV) đã không bị đánh rớt từ hội đồng địa phương nơi mình công tác. Tôi rất tiếc những đợt xét tặng trước đây, trong danh sách NSND không có tên các nghệ sĩ là đàn anh của tôi kể trên".

Đối với những nghệ sĩ xứng đáng được truy tặng danh hiệu NSND, dư luận trong nghệ sĩ phía Nam quan tâm đến 3 trường hợp: NSƯT đạo diễn Đoàn Bá, NSƯT Út Bạch Lan, NSƯT Thanh Sang vì những cống hiến to lớn của họ đối với sự nghiệp sân khấu cải lương, trong đó đạo diễn Đoàn Bá là bậc thầy của rất nhiều NSND hiện nay trong lĩnh vực cải lương và kịch nói.

Trên thực tế, việc truy phong danh hiệu NSND rất hiếm được xét duyệt. Gần đây nhất có 2 trường hợp được truy phong là NSND Nguyễn Anh Dũng - Nhà hát Kịch Việt Nam và NSND đạo diễn Trần Kiên - Đài Truyền hình TP HCM. Theo đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, hồ sơ của 2 nghệ sĩ này đã được thực hiện trước khi họ qua đời. "Tôi đang lưu ý đến vấn đề này để có thể sớm thực hiện truy phong danh hiệu NSND cho đạo diễn NSƯT Đoàn Bá, vì ông là người xứng đáng hơn cả. Về tiêu chí xét tặng danh hiệu, theo tôi việc đong đếm huy chương vàng, huy chương bạc chỉ là một trong những tiêu chí. Hiểu được điều này, việc bỏ phiếu cho nghệ sĩ từ cấp cơ sở sẽ thoáng hơn, nghệ sĩ không bị mất cơ hội" - ông Giàu nói. 

Đừng để nghệ sĩ kêu oan

Trên thực tế, sau mỗi đợt xét tặng danh hiệu, giới nghệ sĩ lại kêu oan cho nhiều trường hợp bị cân đo, đong đếm huy chương hay bị quy cho vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nhân cách trong cuộc sống thường ngày. "Những cuộc đấu đá nhau trên mặt báo, trên trang cá nhân mạng xã hội, sau mỗi đợt xét tặng, đọc mà thấy đau lòng. Chúng tôi tin rằng các hội đồng chuyên ngành từ địa phương cho tới cấp nhà nước sẽ có cách làm thoáng hơn để danh hiệu NSND, NSƯT không bị nhuốm màu u buồn như nhiều đợt xét tặng vừa qua" - NSƯT Thanh Tuấn kỳ vọng.

Nghệ sĩ Tâm Tâm, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết: "Tôi, Thy Trang, Thu Vân, Võ Minh Lâm… cũng được yêu cầu hoàn tất hồ sơ xét tặng danh hiệu NSƯT. Trước hết, đó là niềm vui mừng vì nỗ lực của mình được ghi nhận. Nhưng nếu các nghệ sĩ thuộc thế hệ tiền bối như NSƯT Phương Quang, NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu, NSƯT Thoại Miêu được xét tặng danh hiệu NSND và NSƯT Thanh Sang, NSƯT Út Bạch Lan được truy phong danh hiệu NSND thì niềm vui sẽ trọn vẹn hơn, bởi các cô chú vô cùng xứng đáng, là tấm gương sáng đối với thế hệ chúng tôi".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Xét tặng NSND, NSƯT: Đừng tước mất cơ hội của nghệ sĩ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO