Xe buýt BRT “vật lộn” với phương tiện lấn làn

Minh Tường/KTĐT| 12/01/2019 08:20

Càng ngày tình trạng các phương tiện giao thông khác lấn làn, chèn ép xe buýt BRT càng trở nên phổ biến, trong khi việc tuyên truyền, xử phạt vi phạm vẫn chưa đem lại hiệu quả thực tế.

Một trong những điều kiện tiên quyết để xe buýt BRT vận hành hiệu quả là làn đường dành riêng, nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian chuyến đi. Thế nhưng, làn đường dành riêng cho xe buýt BRT đang thường xuyên bị lấn chiếm, dần biến thành làn đường chung cho nhiều loại phương tiện khác, nhất là xe máy.
Không khó để nhận thấy tình cảnh khó khăn hiện nay của xe buýt tuyến BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa. Vào giờ cao điểm sáng - chiều, bất chấp hệ thống loa phát thanh tuyên truyền phát ra rả đề nghị người dân tôn trọng làn đường dành riêng, vô số xe máy, ô tô vẫn ngang nhiên chèn lên đầu xe buýt BRT.

Có thời điểm 3 - 4 chiếc xe buýt BRT phải nối đuôi nhau nằm ì trên đường do không thể nhúc nhích được giữa vòng vây ùn tắc. Không chỉ giờ cao điểm, đi vào làn xe buýt BRT đã trở thành thói quen đối với không ít người tham gia giao thông, kể cả trong khung giờ thấp điểm.

Nhìn lại 2 năm vận hành vừa qua, tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa đã có những đóng góp rất tích cực cho giao thông Thủ đô. Xe buýt BRT đã được Nhân dân chấp nhận và đánh giá tốt về chất lượng phục vụ, sản lượng hành khách ngày càng tăng trưởng. Năm 2017 tuyến BRT 01 đạt 5 triệu lượt hành khách; năm 2018 là 5,3 triệu lượt hành khách.

Có làn đường dành riêng, xe buýt BRT đã đạt vận tốc trung bình khoảng 20km/giờ, nhanh hơn 30% so với buýt thường. Thời gian chạy xe trung bình 45 phút/lượt, giảm 20% so với xe buýt thường; đảm bảo sự ổn định, đúng giờ, tạo độ tin cậy cho hành khách với tỷ lệ xuất bến đúng giờ 97,6%.

Sản lượng hành khách vé tháng 1 tuyến cao nhất toàn mạng: bình quân đạt 2.215 nghìn hành khách (tăng 3% so với kế hoạch và chiếm gần 6,8% lượng vé tháng một tuyến của toàn mạng). Doanh thu đạt 25 tỷ đồng (đứng thứ 3 toàn mạng) và cao gấp 2,3 lần doanh thu trung bình của toàn mạng.

Tỉ lệ hành khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng tuyến buýt BRT đạt 58,6%. Nhóm hành khách là cán bộ, công chức, viên chức chiếm 43%; nhân viên văn phòng chiếm 36%.

Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông đô thị Hà Nội Thái Hồ Phương đánh giá, bên cạnh những ưu điểm của chất lượng dịch vụ, việc thiết lập tuyến BRT và không gian dành riêng cho tuyến vận hành cũng tích cực góp phần nâng cao ý thức chung của xã hội. Đặc biệt cải thiện ý thức chấp hành giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông và nhận thức xã hội; là tiền đề cho việc tham gia giao thông có trật tự, giảm ùn tắc và TNGT.

Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không giải quyết được vấn đề bị lấn làn, cản trở vận hành, xe buýt BRT sẽ dần “sa lầy”, đánh mất đi lợi thế lớn nhất của mình là rút ngắn tối đa thời gian di chuyển nhờ làn đường dành riêng.

Hiện tượng lấn làn xe buýt BRT diễn ra ngày càng nhiều cũng cho thấy công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân TP nói chung và trên trục đường Tố Hữu - Lê Văn Lương - Giảng Võ nói chung chưa đạt hiệu quả cao. Bởi vậy, rất cần phải thay đổi hoặc tăng cường các giải pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức để người tham gia giao thông chấp hành tốt quy định về làn đường dành riêng cho xe buýt BRT.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đặt câu hỏi về hiệu quả công tác xử phạt vi phạm của lực lượng chức năng. Hiện tượng lấn làn, dừng đỗ xe tùy tiện dọc hành lang tuyến xe buýt BRT cần phải được mạnh tay xử lý để đảm bảo đúng phương án vận hành được đề ra ban đầu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
Đừng bỏ lỡ
Xe buýt BRT “vật lộn” với phương tiện lấn làn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO