Xã Kim Chung: Tổ chức buổi Gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2022

PV| 14/10/2022 14:16

Xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) vừa long trọng tổ chức buổi gặp mặt các doanh nghiệp trong và ngoài xã. Các doanh nhân tiêu biểu, đại diện cho hơn 60 doanh nghiệp, trên 2.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ cá thể đang hoạt động trên địa bàn xã đã đến dự.

Buổi gặp mặt nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022); 18 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2022). Đây là dịp để cấp ủy, chính quyền xã Kim Chung thông tin tới các doanh nghiệp khái quát về tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; những mục tiêu, định hướng phát triển lớn trên địa bàn xã trong thời gian tới.

1.1.jpg
Quang cảnh buổi gặp mặt

Đảng bộ xã Kim Chung gồm 11 chi bộ trực thuộc (Chi bộ Trường MN Kim Chung, Trường Mầm non Kim Chung A, Tiểu học Kim Chung, Tr Tiểu học Thăng Long, Trường THCS KC; T Nhuế, T Bầu, T Hậu Dưỡng, Công an, Quỹ TDND, Chi bộ DN công ty Đo lường ) và 570 đảng viên.

Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cán bộ, chuyên môn, các thôn triển khai khẩn trương các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh; đẩy nhanh các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm và các khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Kim Chung khóa 30; Đề án ĐTXD xã Kim Chung thành Phường và các đề án thành phần.

1.2.jpg

Tình hình kinh tế luôn duy trì tốc độ phát triển khá. 9 tháng năm 2022 tổng thu ngân sách là: 38,556,211,000 đồng đạt 101.5% so với dự toán huyện giao và đạt 101.5% so với dự toán xã giao. Tổng chi ngân sách là: 26,860,276,853 đồng đạt 70.6% so với dự toán huyện và xã giao. Thu nhập bình quân của người dân xã đạt 68 triệu đồng/người/năm.

Công tác GPMB các dự án trên địa bàn được tập trung quyết liệt, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB các dự án trọng điểm của cả thành phố, huyện và xã để sớm đưa huyện Đông Anh thành quận và xã Kim Chung thành phường.

Công tác an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài xã nhiều năm nay đã cùng chung sức với Đảng uỷ, chính quyền xã tổ chức đầy đủ các hoạt động như: công tác Phòng chống dịch bệnh COVID-19 và tổ chức thăm hỏi tri ân vào dịp lễ, tết, ngày thương binh liệt sỹ, động viên đối tượng chính sách, những hoàn cảnh khó khăn….; tham gia xây dựng quỹ vì người nghèo; chất độc da cam, quỹ khuyến học khuyến tài, công tác hè và phong trào thanh thiếu niên; các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, trên địa bàn xã. Xã Kim Chung tiếp tục duy trì không có hộ nghèo, 9 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn xã có 33 hộ cận nghèo, cuối năm 2022 trên địa bàn xã còn 19 hộ cận nghèo, giảm 14 hộ so với đầu năm.

Xã Kim Chung đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Thành phố và huyện đã ban hành nhiều cơ chế, phân cấp, ủy quyền, tạo điều kiện thuận lợi giúp xã đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng xã Kim Chung thành phường theo đúng chỉ đạo của Huyện Đông Anh.

UBND xã Kim Chung được Huyện ủy, UBND huyện chọn là xã được quan tâm đầu tư đồng bộ xây dựng cơ sở hạ tầng để sớm hoàn thành các tiêu chí trở thành Phường. Hiện nay các DA được triển khai đồng loạt trên toàn xã. Bộ mặt đô thị nông thôn thay đổi hàng ngày.

Đạt được kết quả trên, ngoài sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị xã nhà, thì sự chung tay, trách nhiệm, sự nỗ lực, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài xã sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công chung của xã trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho biết: Năm 2022 là năm đầu tiên ĐU, HĐND,UBND, UB MTTQ xã Kim Chung tổ chức Buổi gặp mặt các DN trong và ngoài xã đầy ý nghĩa này. Tôi hy vọng với tinh thần cầu thị, lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp, trong và ngoài xã nghiên cứu, đề xuất, hiến kế cho xã KC để kinh tế - xã hội, của xã ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.

1.3.jpg
Chủ tịch UBND Xã Kim Chung

"Tại HN ngày hôm nay tôi xin đề xuất các doanh nghiệp tiến cử thành lập Câu lạc bộ các doanh nhân để tiện trao đổi thông tin công việc và kết nối với chính quyền địa phương; bầu ra Chủ nhiệm CLB. Mỗi thôn cử ra khoảng 1-2 đồng chí làm ban liên lạc kết nối các DN với nhau cùng làm ăn phát triển kinh tế và hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương", Chủ tịch xã Kim Chung đề xuất.

Bài liên quan
  • Vinuni là Đại học trẻ nhất Châu Á – Thái Bình Dương đạt 7 tiêu chí QS 5 sao
    Trường Đại học VinUni vừa chính thức đạt chứng nhận tiêu chuẩn QS Stars 4 sao toàn diện của Tổ chức xếp hạng giáo dục uy tín hàng đầu thế giới QS - Quacquarelli Symonds (Anh Quốc), trong đó có tới 7 tiêu chí đã đánh giá đạt điểm tối đa 5 sao. Thành tựu ấn tượng trên đã đưa VinUni đã trở thành trường đại học trẻ nhất Châu Á – Thái Bình Dương đạt được 7 tiêu chí 5 sao chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Xã Kim Chung: Tổ chức buổi Gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO